Phương pháp hô hấp nhân tạo là một trong những kỹ thuật sơ cấp cứu rất cần thiết không chỉ dành cho nhân viên bảo vệ mà dành cho tất cả mọi người khi cứu giúp người bị đuối nước. Công ty dịch vụ Bảo Vệ Long Việt sẽ chia sẻ với các bạn và Quý khách hàng kỹ năng hô hấp nhân tạo. Chúng tôi tin việc trang bị tốt kiến thức về cứu hộ cứu nạn sẽ giúp ích cho các bạn khi cần.
Phương pháp hô hấp nhân tạo là gì? Hô hấp nhân tạo nhằm mục đích gì?
Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu hô hấp nhân tạo là gì, nguyên nhân dẫn đến việc phải sử dụng phương pháp nhân tạo và cách nhận biết hô hấp nhân tạo có giúp bệnh nhân tiến triển tốt hơn hay không?
Bạn đang xem: Hướng Dẫn Các Phương Pháp Hô Hấp Nhân Tạo Ai Cũng Nên Biết
Hô hấp nhân tạo (artificial respiration) là phương pháp hỗ trợ người không còn khả năng ý thức thở bởi nguyên nhân nào đó. Phương pháp hô hấp nhân tạo nhằm mục đích là làm cho không khí ở ngoài vào phổi và không khí ở trong phổi ra ngoài để cung cấp oxy cho người bệnh trước khi người bệnh ngưng thở hoàn toàn dẫn đến chết não và để chờ đến khi đội cấp cứu tới hỗ trợ. Đây là kỹ năng cần thiết cho mỗi người để phòng trừ trường hợp người xung quanh mình gặp phải tình trạng cần hô hấp nhân tạo.
Phương pháp hô hấp nhân tạo bắt buộc phải thực hiện ngay lập tức khi người bệnh ngừng thở, thực hiện ngay tại nơi nạn nhân bị thương hoặc tai nạn trước khi nghĩ đến việc đưa đến các cơ sở y tế. Điều này giúp tăng khả năng sống sót của bệnh nhân
Các phương pháp hô hấp nhân tạo cần được thực hiện càng nhanh càng tốt bởi vì chỉ cần chậm một phút giây thôi thì bệnh nhân có thể nguy kịch. Bên cạnh đó để hô hấp nhân tạo đúng cách thì kỹ thuật hô hấp nhân tạo cũng cần phải đúng, đủ lực mạnh, đủ tần số.
Những nguyên nhân khiến bệnh nhân bị ngạt thở cần hô hấp nhân tạo
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngạt thở ở bệnh nhân, tuy nhiên những trường hợp dễ dàng nhận biết và dễ xảy ra nhất trong đời sống hàng ngày là:
Nạn nhân bị đuối nước: Người bị đuối nước, nước tràn vào phổi gây cản trở việc không khí đi vào trong phổi người để thực hiện chức năng hô hấp dẫn tới tình trạng ngạt thở.
Nạn nhân bị vùi lấp: Ở những vùng thường xuyên bị sạt lở đất hay sập hầm, mỏ khiến cho nạn nhân bị đè lên vùng ngực bị chèn ép, đất cát lấp đầy đường hô hấp gây ngạt thở nhanh chóng.
Nạn nhân hít phải khí độc: Những người bị hít phải những khí độc như khí ga, khí trong hầm mỏ,… cũng là nguyên nhân khiến lượng oxy bị hạ thấp dẫn tới bị ngạt thở.
Một vài dấu hiệu nhận biết người bị ngạt thở là: bệnh nhân nằm mê man, các động tác hô hấp, lồng ngực bất động; da trắng bệch hoặc tím tái, tay chân lạnh toát; tim mạch không đập;
Các phương pháp hô hấp nhân tạo
Có bao nhiêu phương pháp nhân tạo? Đây là các phương pháp nhân tạo được sử dụng rộng rãi mà bạn nên biết! Hãy cùng xem hướng dẫn hô hấp nhân tạo chi tiết sau đây!
Phương pháp hô hấp nhân tạo hà hơi thổi ngạt kết hợp ấn tim ngoài lồng ngực
Đây là phương pháp dân gian được nhiều nơi trên thế giới áp dụng từ khoảng trước thế kỉ 18. Phương pháp này còn được xem là phương pháp hô hấp nhân tạo khi bị điện giật hay đuối nước vì và đây là phương pháp cơ bản trong các phương pháp hô hấp nhân tạo.
Ưu điểm của phương pháp này tốn khá ít sức lực, có thể áp dụng đối với nhiều lứa tuổi, lưu lượng không khí đưa vào người bệnh nhân cao. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một vài khuyết điểm như không thể thực hiện đối với bệnh nhân bị thương ở vùng ngực, cổ, miệng,… hoặc có thể lây bệnh truyền nhiễm bằng đường hô hấp cho bệnh nhân.
Cách làm như sau:
Đặt nạn nhân nằm ngửa, lấy ngón tay (có quấn một lớp vải hoặc khăn mềm) để làm sạch miệng và cổ họng nạn nhân, móc hết chướng ngại vật trong đường hô hấp và đờm dãi ra, kéo lưỡi để không bít cuống họng bệnh nhân;
Người thực hiện việc hô hấp nhân tạo sẽ quỳ gối trước mặt bên cạnh đầu nạn nhân, luồn một tay dưới cổ để nâng đầu lên. Sau đó đặt ngón tay cái vào góc miệng và kéo hàm dưới vừa nhấc lên cao. Tay trái đẩy đỉnh đầu nạn nhân ngửa ra phía sau theo thế “cằm chỉ thiên”. Có thể kê thêm đồ vật dưới bả vai bệnh nhân như gối cao hoặc khăn mềm cuộn tròn.
Sử dụng ngón tay cái và trỏ của bàn tay trái bịt chặt mũi nạn nhân lại. Cũng có thể dùng một miếng vải mỏng đặt lên miệng nạn nhân để cảm thấy yên tâm hơn.
Phương pháp Sylvester
Phương pháp này do ông Sylvester nghĩ ra và hướng dẫn cho các CẤP CỨU VIÊN cùng thời. Được bác sĩ Marshall Hall đề nghị phổ biến và sử dụng rộng rãi vào năm 1856.
Cách hô hấp nhân tạo theo phương pháp Sylvester như sau:
- Nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng cứng.
- Nâng cao vai nạn nhân (bằng gối hay mền cuộn tròn)
- Đầu nạn nhân hơi ngửa về phía sau, cằm hướng lên trên.
- Cấp cứu viên quỳ gối phía trước đầu nạn nhân, nắm chặt hai cổ tay nạn nhân.
Thở ra:
Đặt 2 cánh tay của nạn nhân gập lại đặt lên trên giữa ngực. Cấp cứu viên nhấn mạnh thật thẳng xuống xương sườn để ép phổi tống không khí ra ngoài.
Hít vào:
Cấp cứu viên ngả người ra sau đến khi mông ngồi lên gót chân, đồng thời kéo bẹt 2 tay nạn nhân ra cho đến khi chấm đất. Động tác này nâng cao các xương sườn lên, làm cho không khí đi vào phổi. Làm khoảng từ 15 đến 20 lần trong một phút
Phương pháp Schaeffer
Do Giáo sư, bác sĩ E. Charpey Schaeffer của Đại học đường Edinburhg nghĩ ra năm 1903. Phương pháp này hiệu quả hơn phương pháp trước, tương đối giản dị và ít mệt nhọc.
Cách hô hấp nhân tạo theo phương pháp Schaeffer như sau:
Đặt nạn nhân nằm sấp trên một tấm ván, phiến đá phẳng, trên một ghế dài (miễn sao bằng phẳng và chắc chắn là được), tay đưa lên phía đầu, mặt ngoảnh về một bên;
Chèn giữa hai hàm răng một miếng nút chai hay một miếng gỗ nhỏ có buộc dây, cốt để giữ thông đường thở trong suốt quá trình cấp cứu. Dây là để đề phòng lúc nạn nhân tỉnh lại, có thể nuốt vật chèn răng này;
Cấp cứu viên quỳ phía sau nạn nhân, hai đầu gối tì xuống đất, hoặc ngồi nhẹ lên bắp chân nạn nhân (trong trường hợp nạn nhân nằm trên ghế) và đặt 2 bàn tay xòe trên lưng nạn nhân, phía trên khung xương chậu, hai ngón tay cái có thể giáp nhau, các ngón tay khác áp chặt vào hai bên sườn của nạn nhân, phía dưới các xương sườn cụt một chút, đừng để tay tì lên gan;
Xem thêm : Cách đo size Áo Ngực
Nhô người lên, hai tay tì mạnh lên lưng nạn nhân, với sức nặng của thân mình và đếm nhẩm trong 2 giây. Cử động này có mục đích ép bụng nạn nhân, làm cho hoành cách mô bị đẩy mạnh lên cao, ép buồng phổi lại, tống khí độc ra ngoài. Đếm xong lại từ từ trở lại tư thế đầu. Khi buông ra, hoành cách mô hạ xuống, phổi nới rộng, khí trong lành tràn vào. Cứ tiếp tục như trên (từ 15 đến 20 lần trong một phút) cho phù hợp với nhịp thở bình thường của mình (THỞ RA ấn xuống, HÍT VÀO ngả người ra sau);
Khi nạn nhân đã dần dần hồi tỉnh, đã thoi thóp thở, vẫn phải tiếp tục cấp cứu. Nhưng phải để ý, khi nạn nhân hít vào, phải nhấc hẳn tay ra để nạn nhân thở dễ dàng.
Diễn tiến của phương pháp hô hấp nhân tạo
Trong quá trình hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân, chúng ta sẽ thấy một vài dấu hiệu cho thấy rằng việc chúng ta đang làm có diễn tiến tốt không, có khiến cho bệnh nhân chuyển biến xấu đi hay tốt lên không?
Diến tiến tốt: Trong trường hợp bệnh nhân diễn tiến tốt khi được hô hập nhân tạo thì nhịp thở của bệnh nhân sẽ dần hồi phục, có thể sẽ hơi yếu và ngập ngừng. Lúc này không nên để bệnh nhân tự thực hiện việc hô hấp của mình mà tiếp tục hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân đến khi bệnh nhân có thể thở mạnh và sâu. Sau khi bệnh nhân đã có diễn tiến tốt thì cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện hoặc trạm xá gần nhất để kiểm tra và cấp cứu kịp thời.
Diễn biến xấu: Trong một vài trường hợp không mong muốn hoặc có thể thực hiện việc hô hấp nhân tạo sai kỹ thuật cũng khiến cho tình hình hô hấp của bệnh nhân xấu đi. Có thể thấy, khi diễn tiến xấu thì thân nhiệt bệnh nhân có thể xuống dưới 25 độ, đồng tử giãn rộng, xuất hiện những vết bầm tím trên cơ thể do máu tụ hay tay chân cứng đờ. Những dấu hiệu này xuất hiện cho thấy việc hô hấp nhân tạo không còn có tác dụng đối với bệnh nhân nữa mà là còn là dấu hiệu tử vong.
Một số lưu ý khi hô hấp nhân tạo
Thời gian và tốc độ xử lý cấp cứu người đuối nước
Nên nhớ, thời gian và tốc độ xử lý cấp cứu, sơ cứu người đuối nước phải được tính từng phút:
- Phút thứ nhất: Nạn nhân bị mất thở;
- Phút thứ hai – ba: Nạn nhân thở dưới nước;
- Phút thứ tư: Nạn nhân bị mất cảm giác và tim ngừng đập;
- Phút thứ năm – bảy: Nạn nhân chết lâm sàn, nhưng vẫn còn hy vọng cứu sống;
- Phút thứ tám – mười lăm: Nạn nhân chết hẳn, hết hy vọng cứu sống.
Vì vậy, người cứu hộ phải hết sức khấn trương cấp cứu và hồi phục nạn nhân trong hoảng 5 – 7 phút trở lại (kể từ lúc nạn nhân ngưng thở) bằng các phương pháp hô hấp nhân tạo phù hợp, để ứng phó trong những trường hợp cần thiết.
Có nhiều phương pháp hô hấp nhân tạo, nhưng không cần phải thực hiện tất cả. Chỉ nên chọn một phương pháp nào mà ta cảm thấy là đưa đến hiệu quả cao nhất và phù hợp nhất.
Đôi khi ta còn phải hô hấp nhân tạo ngay khi tiếp xúc với nạn nhân giữa dòng nước, kẻo nếu không, khi kéo được nạn nhân vào đên bờ thì đã muộn.
Xốc nước nhanh
Việc đầu tiên phải làm để hồi sức là xốc nước nhanh cho nạn nhân (không quá 10s) bằng cách để cả người nạn nhân vắt qua vai người cứu hộ (phần bụng của nạn nhân đè lên vai người cứu hộ). Nên kết hợp vừa xốc nước vừa chạy tới chỗ bằng phẳng để đặt nạn nhân nằm xuống.
Ví dụ. khi ở ngoài biển, nếu đã dìu được nạn nhân vào đến chỗ nước nông (khoảng ngang đầu gối) là vác ngay nạn nhân lên vai để vừa xốc nước vừa chạy tiếp lên đến bờ.
Tiếp đó là nới rộng hay cởi bỏ áo để tránh làm nghẹt cơ quan hô hấp; cạy miệng nạn nhân, lấy khăn sạch móc hết đờm dãi và những chất dơ đang có trong miệng, rồi tiến hành hô hấp nhân tạo
Trên đây là một số phương pháp hô hấp nhân tạo mà Bảo vệ Long Việt muốn gửi đến các bạn. Hãy cố gắng ghi nhớ ít nhất 1 phương pháp để có thể kịp thời ứng cứu khi gặp những trường hợp khẩn cấp bạn nhé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp