Khoai lang đã luộc bảo quản như thế nào? Cách bảo quản khoai lang tươi ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng theo dõi.
Lợi ích bất ngờ của khoai lang
Khoai lang chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, nổi bật phải kể đến như hàm lượng canxi, chất xơ, vitamin B9, kali, magie,… cao, đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Bạn đang xem: Hướng dẫn cách bảo quản khoai lang không mọc mầm
Chống thiếu hụt vitamin A
Một trong những chất dinh dưỡng quan trọng, có rất nhiều trong khoai lang phải kể đến vitamin A dưới dạng tiền tố beta – carotene. Trong 100 g khoai lang có thể cung cấp đến 961 μg vitamin A.
Ăn khoai lang với lượng thích hợp hỗ trợ chống thiếu hụt vitamin A, bảo vệ đôi mắt và nhiều cơ quan khác khỏi lão hóa, chống bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, tật về mắt, mỏi, đau mắt,…
Giảm thiểu căng thẳng
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và chán nản, khả năng cao bạn đang bị thiếu hụt lượng magie cần thiết cho cơ thể. Trong khi đó khoai lang lại là nguồn cung cấp magie dồi dào, hỗ trợ não bộ và hệ thống thần kinh khỏe mạnh, từ đó giảm thiểu căng thẳng, stress.
Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường
Khoai lang khi ăn có vị ngọt dịu và chứa nhiều tinh bột nên nhiều người nghĩ rằng đây không phải món ăn thích hợp với người bệnh tiểu đường. Nhưng thực tế lại khác, khi ăn khoai lang thường xuyên, cơ thể được cung cấp đủ dinh dưỡng, thúc đẩy sản sinh insulin hỗ trợ ổn định đường huyết, giảm thiểu biến chứng bệnh tiểu đường.
Xem thêm : Thuốc Auclanityl 500/125mg Tipharco hỗ trợ điều trị viêm phế quản, viêm phổi (20 viên)
Bên cạnh đó, khoai lang còn chứa rất nhiều chất xơ có khả năng ngăn ngừa bệnh đái tháo đường, giảm hấp thụ chất béo, cân đối lượng đường trong máu và kích thích tiêu hóa khỏe mạnh.
Hỗ trợ giảm cân
Nhiều người áp dụng cách bảo quản khoai lang để giữ thực phẩm này ăn được lâu, sử dụng trong mỗi bữa ăn mà không lo bị ẩm mốc hay mọc mầm, đặc biệt là những người đang giảm cân. Hàm lượng tinh bột chuyển hóa chậm có trong khoai lang cùng với lượng chất xơ dồi dào có khả năng ngăn tích mỡ, tạo cảm giác no lâu mà lại rất ít calo.
Tăng cường trí nhớ
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, khoai lang thực sự có hiệu quả trong việc tăng cường trí nhớ, giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ ở người già. Tác dụng này đến nhờ việc khoai lang cung cấp một lượng lớn chất chống oxy hóa cho thể, bảo vệ não bộ và các dây thần kinh, hiệu quả cho người hay quên, mất tập trung.
Cách bảo quản khoai lang lâu ngày không lo ẩm mốc
Khoai lang tuy để được rất lâu với điều kiện thích hợp nhưng chỉ cần đủ ẩm, khoai lang sẽ mọc mầm rất nhanh, sản sinh ra những chất độc và không còn ăn được nữa. Vì vậy, nếu muốn khoai lang ăn được lâu mà vẫn ngon và giàu dinh dưỡng, bạn hãy áp dụng ngay những cách bảo quản khoai lang dưới đây.
Cách bảo quản khoai lang tươi
Khoai lang tươi được ưa chuộng để làm nhiều món ăn hấp dẫn như khoai lang chiên, khoai lang luộc, hấp,… hoặc làm bánh. Tuy nhiên, khoai lang tươi lại rất khó bảo quản. Với trường hợp này, có 2 cách bảo quản khoai lang như sau.
Cách bảo quản khoai lang tươi bằng giấy báo: Với cách làm này, bạn chỉ cần sử dụng giấy báo bọc kín từng củ khoai lang và xếp chồng lên nhau, để ở nhiệt độ thích hợp, tránh ánh nắng trực tiếp và không để ở những nơi độ ẩm cao. Khoai trước khi bọc cũng cần đảm bảo khô ráo, không bị ướt để tránh gây mốc khoai.
Cách bảo quản khoai lang tươi bằng cát: Một cách bảo quản khoai lang được lâu nữa bạn không nên bỏ qua, đó là sử dụng cát. Bạn chỉ cần xếp khoai vào thau, sau đó đổ cát khô lên đến khi nào thấy che phủ hoàn toàn củ khoai lang là được. Với cách này, khoai lang sẽ ăn được rất lâu mà không sợ bị ẩm mốc lên mầm.
Cách bảo quản khoai lang luộc
Xem thêm : Cây ngà voi: Ý nghĩa, hình ảnh, tác dụng, cách trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật
Bạn luộc khoai lang ăn dần nhưng chưa biết cách bảo quản sao cho đúng? Vậy hãy tham khảo ngay cách bảo quản khoai lang đã luộc không bị thiu sau đây:
- Khoai sau khi luộc xong bạn để ráo nước hoàn toàn hoặc có thể dùng khăn giấy để thấm hết nước trên bề mặt khoai;
- Bọc từng củ khoai lang bằng giấy báo khô rồi xếp vào khay, hộp đựng;
- Bảo quản khoai lang luộc trong ngăn mát tủ lạnh, bạn có thể ăn được từ 2 – 3 ngày mà không sợ khoai bị thiu đâu nhé.
Ngoài cách bảo quản khoai lang luộc này, bạn cũng có thể gọt vỏ khoai, cắt khoanh và hút chân không trong túi zip, để trên ngăn đá tủ lạnh để ăn được 1 – 2 tháng.
Cách bảo quản khoai lang đã sơ chế
Bạn lỡ gọt vỏ, sơ chế khoai lang nhưng chưa dùng đến? Hãy thử làm ngay cách bảo quản khoai lang dưới đây.
- Cắt khoai thành từng lát hoặc khoanh với độ dày tùy thích rồi ngâm khoai lang với nước muối loãng trong 5 phút;
- Đun sôi nước, cho phần khoai lang đã sơ chế vào trần sơ trong 1 – 2 phút rồi vớt ra để ráo;
- Cho khoai đã trần vào túi zip và hút chân không;
- Bảo quản khoai lang trong tủ lạnh và ăn trong 2 – 3 ngày tới.
Cần lưu ý gì khi ăn khoai lang?
Tuy có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng khi ăn khoai lang, bạn cần lưu ý những điều dưới đây để tránh “tác dụng phụ” làm ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Không nên ăn quá nhiều khoai lang cùng lúc vì có thể dẫn đến chứng đầy bụng khó tiêu, ợ hơi, đầy hơi do hàm lượng chất xơ có trong khoai lang rất cao;
- Những người bị dạ dày yếu hoặc có bệnh về dạ dày không nên ăn khoai lang luộc vào buổi tối, dễ gây đau bụng, đi ngoài, tiêu hóa kém;
- Thời gian ăn khoai lang thích hợp nhất là vào buổi sáng hoặc buổi trưa, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn;
- Không nên sử dụng khoai lang thay cơm, đặc biệt là với những người đang giảm cân, chỉ ăn khoai lang dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, người mệt mỏi;
- Không nên ăn những củ khoai lang đã mọc mầm hoặc có dấu hiệu ẩm, mốc.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc biết thêm cách bảo quản khoai lang hiệu quả mà không lo khoai bị mốc, mọc mầm. Khoai lang ngon nhất là khi vừa thu hoạch xong ăn ngay. Tốt nhất là bạn nên mua khoai lang và ăn hết sớm, tránh để lâu gây mất dinh dưỡng, bạn nhé.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp