Có được bôi thuốc kháng sinh vào vết thương hở không là thắc mắc của nhiều người khi vô tình bị tai nạn dẫn đến những tổn thương hở ngoài da. Bôi thuốc kháng sinh vào vết thương hở nên được thực hiện để giúp vết thương mau lành cũng hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, việc này cần được thực hiện đúng cách dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ và người bệnh không được tự ý dùng thuốc kháng sinh một cách bừa bãi.
Trong một số trường hợp vết thương nhỏ, không quá sâu và không chảy máu quá nhiều thì người bệnh có thể tự xử lý tại nhà theo hướng dẫn như sau:
Bạn đang xem: Có được bôi thuốc kháng sinh vào vết thương hở không ?
- Cầm máu: trong trường hợp vết thương vẫn còn chảy máu
- Rửa sạch và sát khuẩn: người bệnh cần loại bỏ các dị vật còn bám trên vết thương và rửa sạch vết thương bằng nước sạch, dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý.
- Bôi kháng sinh: để vết thương mau lành, hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn, người bệnh có thể bôi các loại thuốc mỡ hoặc bôi thuốc kháng sinh vào vết thương hở. Lưu ý chỉ được bôi thuốc kháng sinh dạng dùng ngoài da lên vết thương, không được rắc thuốc kháng sinh vào vết thương hở. Một số loại kem mỡ có các thành phần như kẽm, Neomycin, Polymyxin B, Sulfadiazine bạc 1%, D-panthenol,… thường hay được sử dụng. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để lựa chọn loại kem mỡ phù hợp với tình trạng của bạn.
- Băng vết thương: Để hạn chế sự tiếp xúc của vi khuẩn ở môi trường bên ngoài, sau khi bôi thuốc kháng sinh, người bệnh hãy sử dụng băng gạc y tế loại chống thấm nước để băng vết thương lại .
- Kiểm tra, thay băng: kiểm tra vết thương, vệ sinh vết thương và thay băng cần thực hiện hàng ngày trong quá trình chăm sóc. Chú ý làm sạch và bôi thuốc kháng sinh đều đặn để vết thương mau lành.
Xem thêm : Hướng dẫn các giấy tờ, thủ tục cho việc bán nhà
Trong trường hợp vết thương hở quá rộng, quá sâu hoặc điều trị tại nhà không cải thiện thì cần tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp