Mùa đông, bố mẹ thường tìm nhiều cách để giữ ấm cho con, như sử dụng máy sưởi, mặc thêm quần áo hay đội mũ cho bé. Tuy nhiên, nếu giữ ấm quá kỹ khiến trẻ bị nóng và toát mồ hôi, từ đó gây cảm lạnh, viêm phổi. Vậy trời lạnh có nên đội mũ cho bé khi ngủ không?
Trời lạnh có nên đội mũ cho bé khi ngủ không?
Thời tiết lạnh giá rất dễ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ. Nhiều bậc phụ huynh thường rỉ tai nhau cách luôn đội mũ và mặc đồ thật ấm cho trẻ vào mùa đông, kể cả khi bé đang ngủ. Vậy điều này có ảnh hưởng gì tới trẻ không?
Bạn đang xem: Trời lạnh có nên đội mũ cho bé khi ngủ? Lưu ý cần biết khi giữ ấm cho trẻ
Theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, nếu trời lạnh và nhiệt độ phòng không đủ đề giữ ấm cho trẻ cần phải chống lạnh cho trẻ bằng cách đội mũ. Vùng đầu của trẻ sơ sinh là nơi tạo ra khoảng 40 – 45% thân nhiệt, đồng thời lại là nơi thoát ra tới 85% nhiệt độ của cơ thể bé.
Chính vì vậy, việc đội mũ và quấn băng thóp là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ, đặc biệt là trẻ sinh non, đẻ thiếu tháng. Nếu không giữ ấm đủ, trẻ có thể bị mất nhiệt cơ thể qua vùng đầu và trán, khiến bé dễ bị cảm lạnh. Đồng thời, sức đề kháng của trẻ còn yếu và chưa hoàn thiện, cảm lạnh sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật tấn công và gây hại cho sức khỏe của bé.
Tuy nhiên, không nên đội mũ cho trẻ suốt ngày. Chuyên gia khuyến cáo không nên đội mũ cho trẻ khi bé đang ngủ, trừ trường hợp trẻ sinh non hoặc có chiều dài và trọng lượng nhỏ hơn so với dự kiến của tháng tuổi.
Cách đội mũ cho trẻ
Để đội mũ đúng cách cho trẻ, phụ huynh cần chú ý một số điểm sau đây:
- Quan sát xem trẻ có bị lạnh và cần được giữ ấm thêm bằng mũ hay không.
- Chỉ nên giữ ấm cho trẻ bằng mũ trong các trường hợp như sau khi trẻ vừa tắm nước ấm, nhiệt độ phòng thấp hoặc không có máy sưởi hay điều hòa.
- Chọn mũ đội vừa vặn với đầu bé, mũ được làm với chất liệu mềm mại, không gây chà sát da khi sử dụng.
- Ngoài đội mũ, cha mẹ có thể mặc thêm quần áo hoặc khăn quấn thóp cho bé.
- Nếu bé khóc hoặc cảm thấy khó chịu hay đổ mồ hôi, cha mẹ cần bỏ bớt đồ giữ ấm, bao gồm mũ đội đầu.
Tác hại khi đội mũ sai cách cho trẻ
Một số quan điểm cho rằng sử dụng mũ đội đầu cho bé sẽ làm tăng nhiệt độ vùng não và gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, ảnh hưởng tới khả năng hô hấp của trẻ. Chuyên gia khẳng định điều này là không chính xác. Trường hợp nhiệt độ gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh của trẻ thường chỉ xảy ra khi trẻ bị say nắng trong mùa hè oi bức.
Xem thêm : Xăm môi kiêng thịt bò bao lâu để lên màu đẹp, tự nhiên nhất
Ngay khi trẻ thấy nóng bức hay khó chịu, trẻ sẽ biểu hiện để cha mẹ biết. Trẻ có thể quấy khóc, đòi cởi quần áo. Đồng thời, cha mẹ có thể kiểm tra thấy trẻ vã mồ hôi, đặc biệt là vùng đầu, cổ và lưng. Tuy nhiên, câu trả lời cho câu hỏi “Trời lạnh có nên đội mũ cho bé khi ngủ không?” vẫn là không nên đội mũ cho trẻ khi đang ngủ nếu trẻ có dấu hiệu đổ mồ hôi.
Khi trẻ ngủ sẽ khó cho cha mẹ để phát hiện trẻ đang nóng. Đồng thời, nếu trẻ vã mồ hôi trong thời gian dài và không được hạ nhiệt sớm sẽ dễ khiến trẻ bị sốt hoặc cảm lạnh. Mồ hôi của trẻ có thể thấm vào quần áo gây lạnh và hạ thân nhiệt của trẻ. Điều này có thể khiến trẻ bị cảm lạnh, nặng hơn dẫn tới viêm phế quản phổi.
Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ vào mùa đông
Giữ ấm cho trẻ
Vào tiết trời mùa đông để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, yếu tố quan trọng nhất đó là giữ ấm đủ cho trẻ, đặc biệt là vùng đầu, cổ, ngực và hai bàn chân. Ngoài giữ ấm, cần tránh gió tạt trực tiếp vào trẻ. Hơn thế, vào ban đêm nhiệt độ xuống thấp có thể khiến trẻ cảm lạnh trong khi ngủ.
Ưu tiên đầu tiên khi giữ ấm cho bé đó là tạo môi trường ấm áp bằng cách sử dụng điều hòa hoặc máy sưởi. Tuy nhiên, không để bé sát máy sưởi có thể gây khô da của trẻ, đồng thời gây nguy hiểm khi bé lỡ chạm vào bộ phận làm nóng của máy sưởi.
Nhiệt độ phòng nên duy trì trong mức 25 tới 28 độ C, giữ phòng thông thoáng nhưng tránh gió lùa. Tăng nhiệt độ trong phòng bằng điều hòa hiện đại hoặc máy sưởi, tuyệt đối không sử dụng bếp than. Bếp than không chỉ gây nguy hiểm do khả năng bắt cháy cao mà còn khiến khí CO2 thoát ra, gây độc hay gây ngạt khí cho bé và cả nhà.
Cách giữ ấm khác đó là mặc thêm quần áo và đội mũ cho trẻ. Tuy nhiên, không ủ bé quá kỹ trong quần áo có thể khiến bé nóng và toát nhiều mồ hôi. Mồ hôi thấm vào quần áo có thể làm bé lạnh hơn, gây cảm lạnh và viêm phổi.
Bởi vậy, khi mặc thêm quần áo chống lạnh cho trẻ, cần thường xuyên kiểm tra xem trẻ có bị toát mồ hôi hay không. Nếu bé bị vã mồ hôi, ba mẹ cần thay quần áo và tã mới, có thể ủ ấm quần áo trước khi cho bé mặc vào.
Vệ sinh sạch sẽ
Xem thêm : Dòng Điện Xoay Chiều Là Gì? Lý Thuyết, Tác Dụng Và Cách Tạo Ra
Trời lạnh khiến bé lười tắm, cha mẹ cũng thường hạn chế tắm cho bé vì sợ trẻ lạnh. Tuy nhiên, đây không phải là cách làm tốt cho sức khỏe của trẻ. Sau một ngày dài hoạt động, cơ thể của bé có thể tích tụ bụi bặm, chất bẩn và mồ hôi. Điều này có thể gây bít tắc, viêm nhiễm vùng lỗ chân lông của trẻ.
Khi tắm cho trẻ cần chú ý tạo môi trường ấm áp, đóng chặt cửa để tránh gió lùa. Đồng thời, điều chỉnh nhiệt độ nước tắm giống với nhiệt độ cơ thể, tức là khoảng 36 đến 37 độ C. Đối với trẻ trên 10 ngày tuổi có thể hạn chế và tắm 2 đến 3 ngày một lần. Mỗi lần tắm chỉ nên hạn chế thời gian trong khoảng 10 đến 15 phút.
Mặt khác, một nguyên tắc khi tắm cho trẻ sơ sinh đó là rửa từ dưới lên, bắt đầu từ hai bàn chân và tắm dần lên trên. Nếu có gội đầu, cần gội nhanh cho bé sau khi tắm để tránh bé bị lạnh.
Bên cạnh đó, bố mẹ có thể hơ ấm quần áo và chuẩn bị phòng ấm áp khi bé tắm xong. ĐIều này sẽ giúp bé không bị thoát nhiệt từ hơi nước ấm sau khi tắm.
Giữ ấm cho trẻ vào mùa đông là điều quan trọng nhất giúp bảo vệ sức khỏe của bé nhà. Tuy nhiên, không nên đội mũ lúc ngủ do bé có thể bị nóng quá và toát mồ hôi, gây cảm lạnh hay viêm phổi. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết của Nhà thuốc Long Châu có thể giúp bạn có được giải đáp cho câu hỏi “Trời lạnh có nên đội mũ cho bé khi ngủ không?”. Trong trường hợp cần thiết, cha mẹ cần đội thêm mũ và mặc thêm quần áo để đảm bảo thân nhiệt của bé. Tuy nhiên, cần thường xuyên kiểm tra nếu bé biểu hiện khó chịu hoặc vã mồ hôi.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Bệnh viện Bạch Mai
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp