Trẻ sơ sinh vốn đã quen với môi trường trong bụng mẹ, vì thế khi đón bé chào đời các mẹ thường dùng khăn quấn cho bé như một phương pháp giữ ấm cơ thể cho bé. Tạo cho bé một môi trường như đang còn trong bụng mẹ, để bé thích nghi dần với môi trường mới.
“Quấn chũn” là một trong những phương pháp mang lại giấc ngủ ngon và sâu cho bé yêu của bạn. Trẻ được Quấn chũn sẽ có cảm giác an toàn như được bao bọc mà con yêu thích từ trong bụng mẹ.
Bạn đang xem: Quấn chũn là gì? Lợi ích và rủi ro khi quấn chũn cho trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn có khá nhiều mẹ vẫn còn băn khoăn: Có, hay không nên quấn chũn cho trẻ sơ sinh bởi tâm lý sợ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Bài viết sau sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc trên.
1. Quấn chũn là gì?
Quấn chũn được hiểu nôm na là dùng khăn quấn quanh người bé để bé không bị giật mình khi ngủ, giúp bé yêu của bạn được ngủ ngon và sâu giấc hơn.
2. Lợi ích thiết thực của việc quấn chũn.
Trẻ sẽ không bị giật mình và ngủ ngon hơn.
Khi nằm trong bụng mẹ, thai nhi nằm gọn trong tử cung ở tư thế gập tay, chân sát vào người. Ở tư thế này các cơ, khớp và các cơ quan cảm thụ được nghỉ ngơi, nghĩa là sẽ không có những thông tin về sự thay đổi tư thế được truyền đến não bộ của bé. Nhưng khi chào đời, chân tay bé có thể cử động ngọ nguậy thoải mái và những thông tin này sẽ được được truyền tới não bé.
Việc quấn chũn, giúp bé tránh được tình trạng giật mình khi ngủ đồng thời giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn. Tạo cho bé một cảm giác an toàn như khi ở trong bụng mẹ.
Xem thêm : Albert Einstein: Từ cậu bé chậm nói trở thành thiên tài vật lý
Giảm tình trạng bé đưa tay lên mặt, cào cấu làm xước xa, giữ người bé thẳng khi trẻ sơ sinh chưa kiểm soát được cổ.
Quấn chũn đúng cách
Không quấn quá chật, cũng như quá lỏng. Quấn chặt khiến trẻ thở khó khăn hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng có khả năng gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Hạn chế việc kéo, ép thẳng chân bé khi quấn. Phải luôn để phần hông của bé được thoải mái và có thể cử động được.
Khăn quấn không được cao hơn quá cổ và quá đầu bé.
Không nên quấn khăn cả ngày sẽ làm cho bé bức bối và cản trở sự phát triển của trẻ
Khăn quấn bé cần thay đổi và giặt giũ thường xuyên để tránh vi khuẩn phát triển gây bệnh cho cơ thể còn non nớt, sức đề kháng kém ở bé.
Quấn chũn đúng thời điểm
Xem thêm : CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ
Không phải đứa trẻ sơ sinh nào cũng thích quấn chũn. Vì thế, mẹ chỉ cần quấn chũn cho bé mỗi lúc ngủ và đi ra ngoài
Không quấn chũn thường xuyên, đặc biệt trong tiết trời oi bức của mùa hè sẽ làm gia tăng nhiệt độ cơ thể bé, khiến bé đổ nhiều mồ hôi và nếu không lau kịp thì bé dễ bị cảm lạnh.
Nới lỏng khăn quấn theo từng ngày tuổi:
Ngày đầu mới sinh, mẹ có thể quấn cả hai tay cho bé để đảm bảo bé không bị giật mình khi ngủ. Khi bé đã dần dần quen với môi trường bên ngoài, mẹ nên để 1 tay bé ra ngoài rồi dần dần là 2 tay, 2 chân để bé tự do vận động.
Điều chỉnh theo phản ứng của trẻ:
Theo sự phát triển thời gian và tò mò mọi thứ xung quanh, càng lớn trẻ sẽ càng thấy sự khó chịu, gò bó khi quấn khăn. Đây cũng là lúc trẻ thích thú huơ tay, đá tung chân và chuẩn bị cho giai đoạn lật lẫy.Vì thế, mẹ chỉ nên quấn chũn cho bé trong 2 tháng đầu.
Đối với người lần đầu làm mẹ, việc chăm sóc trẻ sơ sinh còn khá bỡ ngỡ, vụng về, Bé mới tiếp xúc với môi trường bên ngoài cơ thể mẹ nên sẽ có nhiều bỡ ngỡ và phải dần thích nghi với việc tự thở, tự bú và chống chịu dưới thời tiết bên ngoài lúc nóng lúc lạnh. Với những mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho các bé. Bằng những kinh nghiệm thực tế lâu năm trong nghề, Yori xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về cách chăm sóc trẻ sơ sinh cho các Mom, với hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh.
>> Cách quấn khăn cho em bé sơ sinh: Hướng dẫn từng bước
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp