Trả lời:
Dừa là loại quả dễ tìm và giá thành tương đối rẻ, có hương vị ngọt lành nên thường được ưa chuộng, nhất là mùa hè. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo tốt nhất chỉ dùng 2-3 trái dừa mỗi tuần, khoảng 500 ml một lần. Nếu uống quá liều lượng trên, người dùng khả năng mắc một số tác dụng phụ, như sau:
Bạn đang xem: Bệnh viện quận 11
Hạ huyết áp
Nước dừa được đánh giá là thức uống bổ sung nguồn kali khá dồi dào – một trong những dưỡng chất cần thiết với người bệnh cao huyết áp. Nhưng nếu uống quá nhiều nước dừa, có thể dẫn tới tình trạng dư thừa kali, làm hạ huyết áp, gây hoa mắt, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.
Xem thêm : Mẹo chữa hóc xương cá tại nhà ít người biết
Đầy bụng
Khi uống lượng lớn nước dừa cùng một lúc, bạn sẽ bị chứng đầy hơi. Lúc này, trong dạ dày tích tụ nhiều nước, bụng sẽ căng lên, gây khó chịu.
Nguy cơ tăng đường huyết
Theo phân tích dinh dưỡng, trong khoảng 100 ml nước dừa chứa khoảng 5 g chất đường bột. Do vậy, với người đang điều trị bệnh tiểu đường, nên kiểm soát lượng nước dừa uống hàng ngày, nhằm phòng ngừa nguy cơ tăng đường huyết và các biến chứng nghiêm trọng.
Mất cân bằng chất điện giải
Xem thêm : Số 07 có ý nghĩa gì? Biển xe số 07 có xấu hay không?
Mất cân bằng chất điện giải, hay còn gọi rối loạn điện giải, xảy ra do nồng độ kali và natri trong máu tăng lên hoặc hạ xuống vượt mức an toàn. Việc uống nước dừa liên tục sẽ làm biến động hai chỉ số này trong máu, tốc độ lưu thông máu đến tim chậm, khiến nhịp tim không ổn định và nguy hiểm hơn là tim có thể ngừng đập.
Tăng áp lực cho thận
Bạn sẽ nhận thấy rằng khi uống nhiều nước dừa, số lần tiểu tiện sẽ tăng lên với tần suất lớn hơn. Hiện tượng này có thể khiến thận phải “gắng sức” làm việc để bài tiết, các tế bào nhu mô thận sẽ sưng phồng tạm thời. Nếu hiện tượng này kéo dài, chức năng thận có thể suy giảm.
TS.BS Nguyễn Thị Sơn
Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM – Cơ sở 3
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp