Ngày 27.11, Quốc hội đã thông qua luật Căn cước. Luật này có hiệu lực từ ngày 1.7.2024, để thay thế luật Căn cước công dân năm 2024. Theo quy định tại luật Căn cước, thẻ căn cước công dân sẽ có tên gọi mới là thẻ căn cước. Một số thông tin in trên mặt thẻ căn cước cũng được thay đổi so với thẻ căn cước công dân hiện hành.
- Nhụy hoa nghệ tây giá bao nhiêu? Nhụy hoa nghệ tây mua ở đâu?
- Uống cao hổ cốt kiêng ăn gì? Khi uống có mập lên không?
- Lịch âm 15/1 – Âm lịch hôm nay 15/1 chính xác nhất – lịch vạn niên 15/1/2024
- Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác
- Trang Sức Phong Thủy Cho Người Mệnh Mộc – Người Mệnh Mộc Có Nên Đeo Vàng Trắng ?
Bộ Công an là đầu mối duy nhất cấp thẻ căn cước
Đáng chú ý, điều 28 luật này quy định: thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có thẩm quyền cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.
Quá trình thảo luận về dự án luật Căn cước, một số đại biểu Quốc hội đề cập tình trạng làm thẻ căn cước bị chậm, vì thế đề nghị bổ sung giám đốc công an cấp tỉnh cũng có thẩm quyền cấp thẻ căn cước, thay vì chỉ duy nhất Bộ Công an, nhằm bảo đảm thuận tiện, đáp ứng thời gian cấp thẻ.
Tuy nhiên, giải trình về kiến nghị này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay, luật Căn cước quy định rõ về việc phân cấp, phân quyền từ T.Ư tới địa phương trong việc cấp và quản lý thẻ căn cước.
Trong đó, cơ quan quản lý căn cước công an cấp tỉnh, cấp huyện là đơn vị trực tiếp thực hiện tiếp nhận yêu cầu và làm các thủ tục cấp thẻ căn cước của công dân.
Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) sẽ tiếp nhận thông tin từ cơ quan công an cấp tỉnh, cấp huyện chuyển đến và thực hiện việc kiểm tra, đối sánh dữ liệu, trực tiếp thực hiện việc in và cấp thẻ căn cước.
Xem thêm : Nằm mơ thấy con gà đánh con gì? là điềm báo gì?
Vẫn theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, với quy định về quản lý cơ sở dữ liệu tập trung như hiện nay, việc kiểm tra, đối sánh dữ liệu căn cước công dân cần thực hiện tại trung tâm dữ liệu căn cước để bảo đảm tính chính xác trên toàn quốc.
Mặt khác, việc tổ chức in, phát hành thẻ căn cước tập trung tại cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an sẽ tiết kiệm chi phí mua sắm trang thiết bị, vật tư, nguyên liệu và chi phí in ấn thẻ.
Do đó, luật Căn cước chỉ giao một đầu mối là cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an có thẩm quyền cấp thẻ căn cước, là phù hợp với công nghệ và thực tế quản lý hiện nay.
Có thu hồi thẻ căn cước khi công dân chết?
Trước khi luật Căn cước được thông qua, một số ý kiến đề nghị bổ sung quy định thu hồi thẻ căn cước khi công dân chết.
Ủy ban Thường vụ cho biết, Chính phủ đang đẩy mạnh triển khai quy trình thực hiện thủ tục liên thông đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hỗ trợ mai táng phí trên cả nước.
Trường hợp công dân chết thì hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ cập nhật thông tin người đã chết vào Cơ sở dữ liệu căn cước, căn cước điện tử (khóa tài khoản vĩnh viễn), các thông tin của người đó trong cơ sở dữ liệu sẽ được bảo toàn, không được điều chỉnh, thay đổi.
Đồng thời, thẻ căn cước đã được cấp cho người đó sẽ không thể thực hiện được xác thực khi thực hiện các giao dịch khác.
Một khía cạnh nữa là thẻ căn cước của người đã chết thường được gia đình, người thân của họ bảo quản, coi đây là kỷ vật để lưu giữ.
Từ những cơ sở trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định việc thu hồi thẻ căn cước của người đã chết là không cần thiết, nên không đưa nội dung này vào trong luật.
Thẻ căn cước không thể làm giả?
Theo giải trình từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thẻ căn cước được chế tạo bằng công nghệ tiên tiến, có khả năng bảo mật cao, bảo đảm chống lại việc làm giả. Trong chip điện tử trên thẻ căn cước có công nghệ xác thực thông qua đối sánh vân tay hoặc khuôn mặt nhằm xác thực chính xác chủ thẻ.
Người khác muốn sử dụng thiết bị đọc thông tin lưu trữ trong chip phải được sự đồng ý của chủ thẻ thông qua phương thức xác thực vân tay, khuôn mặt để được quyền truy cập vào ứng dụng đọc, truy xuất dữ liệu. Nếu không có thao tác này, không ai có thể truy cập để lấy thông tin trong thẻ căn cước.
Thông tin được lưu trữ, mã hóa trong chip bao gồm 2 phần: phần thông tin được mã hóa theo tiêu chuẩn ICAO quốc tế và phần thông tin tích hợp theo nhu cầu của người dân.
Để khai thác được các thông tin trong chip, phải sử dụng thiết bị chuyên dụng. Các thiết bị này phải được Bộ Công an cung cấp mã bảo mật (ISD KEY) để xác thực, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp