Quyền lực nhà nước Việt Nam được phân chia thành 3 nhóm quyền là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Vậy Cơ quan hành chính cao nhất của nước ta là cơ quan nào? Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này là gì? Qua nội dung dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu vấn đề này với nội dung dưới đây.
Cơ quan hành chính là gì?
Cơ quan hành chính là nước được hiểu là bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện các chức năng quản lý hành chính nhà nước.
Bạn đang xem: Cơ quan hành chính cao nhất của nước ta là cơ quan nào?
Hay nói cách khác gì cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan quản lý chung hay từng lĩnh vực công tác, có nhiệm vụ thực thi pháp luật và chỉ đạo quá trình thực hiện các chính sách, kế hoạch của nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành,
Cơ quan hành chính nhà nước có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất: Cơ quan hành chính nhà nước có quyền nhân danh nhà nước khi tham gia vào các mối quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý với mục đích công. Đây được xác định là đặc trưng cơ bản của cơ quan hành chính nhà nước, nhân danh nhà nước khi thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý của mình. Mọi quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan nằm trong bộ máy hành chính nhà nước đều được pháp luật quy định chặt chẽ và cụ thể.
Thứ hai: Cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng được giao. Tức là mỗi cơ quan hành chính nhà nước sẽ có các quy định về mặt cơ cấu tổ chức để phù hợp với chức năng của mỗi cơ quan. Bởi lẽ mỗi cơ quan sẽ thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt, do đó cơ cấu tổ chức không thể dập khuôn đồng loạt được.
Hiện nay, hệ thống văn bản quy định về cơ cấu tổ chức của các cơ quan hành chính cũng rất đa dạng, mỗi cơ quan hành chính sẽ chịu sự điều chỉnh riêng biệt của văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Ví dụ: Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương…
Thứ ba: Cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và hoạt động đều dựa trên quy định của pháp luật. Khác với các tổ chức khác, cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và hoạt động đều phải đảm bảo nguyên tắc là tuân theo quy định của pháp luật, thực hiện những chức năng, nhiệm vụ mà pháp luật đã ghi nhận.
Xem thêm : Tiền Việt Nam In ở đâu? Nước nào sản xuất? Quy trình in
Thứ tư: Về mặt nhân sự thì đa số đều là những cán bộ, công chức được tuyển dụng bổ nhiệm hoặc thông qua bầu cử.
Cơ quan hành chính cao nhất của nước ta là cơ quan nào?
Ở Việt Nam, cơ quan hành chính cao nhất được xác định là Chính phủ, cơ quan chấp hành của Quốc hội. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Chính Phủ là cơ quan hành chính do Quốc hội thành lập. Cụ thể trong Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi nhận Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước ta, được tổ chức và thành lập nhằm thực hiện quyền hành pháp, thi hành quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ, chủ trương mà Quốc hội đề ra.
Chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ
– Về chức năng của Chính phủ:
Thứ nhất: Hiến pháp 2013 ghi nhận Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất, thực hiện quyền hành pháp. Điều đó có nghĩa là Chính phủ là cơ quan có vai trò quan trọng trong việc tạo cơ sở hiến định nhằm cụ thể hóa nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước, đồng thời Chí phủ không chỉ là cơ quan chấp hành của Quốc hội mà còn tạo cho Chính phủ đầy đủ vị thế và thẩm quyền độc lập nhất định trong quan hệ với cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp, đồng thời thực hiện việc kiểm soát quyền lực đối với hai cơ quan này trong quá trình giải quyết công việc.
Đồng thời điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi để cho nhân dân có thêm cơ sở để kiểm soát và đánh giá năng lực, hiệu quả của mỗi cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực của mình.
Thứ hai: Về vị trí pháp lý thì Chính phủ được xác định là cơ quan hành chính cao nhất, trước nội dung Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Điều này đã đề cao quyền hành pháp của Chính phủ, đồng thời tạo cơ sở để xây dựng một Chính phủ phát triển, có đủ khả năng chủ động trong việc giải quyết công việc và sáng tạo trong công tác quản lý, đây cũng chính là cơ sở để xác lập trật tự trong tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính để đảm bảo sự thống nhất, kỷ cương.
Thứ ba: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, do vậ tính chất, vị trí và chức năng của Chính phủ là việc Chính phủ chấp hành và tổ chức thi hành các đạo luật, các nghị quyết của Quốc hội, thể hiện mỗi thành viên tỏng Chính phủ đều phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội, chịu sự giám sát, quản lý từ Quốc hội.
– Về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ, có thể kể đến một số nội dung sau:
+ Chính phủ tiến hành thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh và nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh và quyết định của Chủ tịch nước theo quy định của pháp luật hiện hành
+ Chính phủ đề xuất ra các chính sách trình lên Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội để xin quyết định hoặc quyết định các vấn đề theo thẩm quyền để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn, trình các dự án luật, dự án ngân sách nhà nước…trước Quốc hội
+ Đảm bảo sự thống nhất trong công tác quản lý về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế…; thi hành lệnh tổng động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp nhằm bảo vệ Tổ quốc…
+ Tiến hành trình Quốc hội các quyết định liên quan đến việc thành lập, bãi bỏ bộ và các cơ quan ngang bộ, thành lập, giải thể hoặc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất các địa giới hành chính…
+ Bảo vệ quyền và các lợi ích hợp pháp của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân, đồng thời giữ gìn, bảo đảm trật tự an toàn của xã hội…
Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Cơ quan hành chính cao nhất của nước ta là cơ quan nào? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Quý khách hãy liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được hỗ trợ trực tiếp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp