Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là gì?

Bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam được thành lập và tổ chức một cách có hệ thống. Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ mà hệ thống hành chính nhà nước được chia ra thành: Cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và cơ quan hành chính nhà nước ở Địa phương.

Vậy Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là gì? Vì sao phải thành lập cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương? Qua nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này.

Cơ quan hành chính nhà nước là gì?

Cơ quan hành chính nhà nước được hiểu là một bộ phận của bộ máy nhà nước, được hình thành để thực hiện các chức năng quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực, trên các đơn vị hành chính lãnh thổ nhất định theo quy định của pháp luật hiện hành.

Ở Việt Nam, cơ quan hành chính nhà nước được hình thành từ các cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp. Theo đó, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất và là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, do Hội đồng nhân dân và cơ quan cùng cấp bầu và miễn nhiệm.

Theo đó, cơ quan hành chính nước ta được phân chia thành hai cấp đó là: – Cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương:

+ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

+ Bộ và các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan khác trực thuộc Chính phủ

– Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương:

+ Ủy ban nhân dân các cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân

+ Các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân

+ Ban lãnh đạo các xí nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp thuộc nhà nước.

Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là gì?

Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương chính là một bộ phận của bộ máy nhà nước, thực hiện các chức năng trong hoạt động quản lý hành chính trong đơn vị lãnh thổ là địa phương mình theo quy định của pháp luật hiện hành.

co quan hanh chinh nha nuoc o dia phuong la 1

Vì sao phải thành lập cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương?

Về bản chất, địa phương là yếu tố để cấu thành lên nhà nước, chính quyền địa phương là đơn vị cấu thành lên nhà nước. Đồng thời để thực hiện tốt các công tác quản lý của mình thì nhà nước phải tiến hành phân chia thành các địa phương để đảm bảo tốt công tác quản lý. Do vậy có thể thấy sự ra đời của cơ quan hành chính địa phương mang tính chất khách quan, đây là sự đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển đất nước.

Tiếp đến, nếu chỉ thành lập cơ quan hành chính ở trung ương thì sẽ không thể đủ sức để giải quyết hết công việc của cả một quốc gia, không thể đảm bảo sẽ quản lý tốt mọi mặt trong đời sống, kinh tế, xã hội. Do đó, việc lập nên chính quyền địa cũng là để giảm gánh nặng cho chính quyền ở cấp trung ương.

Ngoài ra, mỗi địa phương khác nhau sẽ có những điều kiện về địa lý, kinh tế, xã hội, phong tục tập quán…là khác nhau. Do vậy, cơ quan hành chính ở trung ương ở quá xa để có thể thấu hiểu và kịp thời giải quyết, đáp ứng được những tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Do đó, cơ quan hành chính ở địa phương là cơ quan tốt nhất có thể thực hiện được điều này, nhanh chóng, kịp thời tìm hiểu và thỏa mãn những nhu cầu của nhân dân.

Thành lập cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương còn được xác định là công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện và triển khai các quyết định của cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở trung ương.

Mặt khác, việc tổ chức thành lập cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi để từng địa phương có thể tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Vị trí, vai trò của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương được xác định là bộ phận hợp thành của chính quyền nhà nước và mang tính thống nhất. Cơ cấu tổ chức gồm các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra và các cơ quan, tổ chức khác được thành lập trên cơ sở các cơ quan quyền lực nhà nước này theo quy định của pháp luật hiện hành nhằm quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội tại địa phương.

Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương được thành lập và đặt dưới sự lãnh đạo và phục tùng tuyệt đối của cơ quan hành chính cấp trung ương, theo đó mà nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan hành chính địa phương dựa trên cơ sở pháp luật được phân cấp nhằm thực hiện các chức năng quản lý nhà nước ở địa phương.

Chính quyền địa phương ở nước ta được tổ chức thành ba cấp, đó là:

– Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

– Cấp huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh

– Cấp xã, phương, thị trấn

Tại mỗi cấp thì đều có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, trong đó: – Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước được tổ chức tại địa phương, là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ xủa quần chúng nhân dân, do nhân dân địa phương bầu và và sẽ chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương

– Ủy ban nhân dân ở mỗi cấp sẽ trực tiếp do Hội đồng nhân dân bầu ra, đây được xác định là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm tiến hành hiến pháp, luật và các văn bản dưới luật do cơ quan cấp trên ban hành, bao gồm cả nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Như vậy, có thể thấy cơ quan hành chính địa phương là một bộ phận hợp thành, gắn bó hữu cơ của chính quyền nhà nước thống nhất, là hình thức pháp lý thông qua đó nhân dân sẽ thực hiện được quyền làm chủ của mình tại địa phương.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là gì? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ đến tổng đài 19006557 để được hỗ trợ trực tiếp.