Cơ quan hành pháp là gì? (Cập nhật 2024)

Cơ quan hành pháp là gì? Tại Hiến pháp 2013 đã nêu rõ quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Theo đó, các cơ quan được thành lập tương ứng sẽ đảm nhận những nhiệm vụ và quyền hạn để thực hiện chức năng của mình. Vậy cơ quan hành pháp là gì? Đặc điểm của cơ quan hành pháp là gì? Để tìm hiểu cụ thể hơn, mời bạn cùng ACC theo dõi những thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

cơ quan hành pháp là gì
Cơ quan hành pháp là gì

1. Hành pháp là gì?

Hành pháp là một trong ba chức năng chính (lập pháp, hành pháp, tư pháp) tạo nên quyền lực nhà nước. Hành pháp được hiểu là việc thi hành theo quy định tại Hiến pháp, căn cứ theo hiến pháp để soạn thảo hoặc ban bố các quy định của luật và thực hiện theo quy định của luật. Đại diện cho hành pháp là Chính phủ, người đứng đầu là Tổng thống/Chủ tịch nước. Chính vì vậy, hành pháp được hiểu là việc thi hành pháp luật đã được thiết lập thông qua cơ quan Chính phủ.

2. Cơ quan hành pháp là gì?

Cơ quan hành pháp là một trong những bộ phận cơ bản cấu thành nên Nhà nước, có chức năng tổ chức thực hiện, thi hành Hiến pháp và các chính sách, đạo luật do Quốc Hội hoặc do Nghị Viện ban hành.

Ở Việt Nam cơ quan hành pháp là cơ quan hành chính nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành và điều hành, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.

Các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay là Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy bản Nhân dân các cấp.

3. Cơ quan hành pháp có những đặc điểm nào?

Một số đặc điểm của cơ quan hành pháp bao gồm:

  • Có chức năng quản lý hành chính nhà nước.

Các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành, nghĩa là hiện thực hóa các quy định pháp luật, đưa pháp luật được thực thi trong đời sống.

Khác với cơ quan lập pháp thì chức năng chủ yếu là lập pháp, nghĩa là xây dựng, ban hành pháp luật. Còn đối với nhánh tư pháp thì chức năng quan trọng và chủ yếu nhất là xét xử.

  • Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ trung ương đến cơ sở.

Hệ thống các cơ quan hành chính đứng đầu là Chình phủ, được thành lập từ trung ương đến cơ sở, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết, phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước.

  • Thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp.
  • Các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước.
  • Các cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc.

Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Hầu hết các cơ quan có chức năng quản lý hành chính đều có các đơn vị trực thuộc.

Trên đây là một số thông tin chi tiết theo pháp luật hiện hành giải đáp về cơ quan hành pháp là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

  • Email: [email protected]
  • Hotline: 1900 3330
  • Zalo: 084 696 7979