Bổ sung trường hợp văn bản pháp luật hết hiệu lực
Ngày 22/06/2015, Quốc hội đã thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13, trong đó đáng chú ý là quy định bổ sung trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực.
Bạn đang xem: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
Xem thêm : Chăm sóc da sau lăn kim như thế nào mới đạt được hiệu quả nhanh chóng
Cụ thể, ngoài các trường hợp bị hết hiệu lực theo quy định hiện hành như: Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản; được thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan Nhà nước đã ban hành văn bản đó; bị bãi bỏ bằng 01 văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, từ ngày 01/07/2016, văn bản quy phạm pháp luật còn bị hết hiệu lực khi văn bản mà nó hướng dẫn hoặc quy định chi tiết đó hết hiệu lực.
Riêng những thông tư liên tịch giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, chỉ thị của UBND các cấp là văn bản quy phạm pháp luật và những quy định về thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ… ban hành trước ngày 01/07/2016 vẫn sẽ tiếp tục được áp dụng cho đến khi có văn bản bãi bỏ hoặc bị thay thế bằng văn bản hoặc thủ tục hành chính khác.
Luật cũng cho phép và tạo điều kiện cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận và các cơ quan, tổ chức, cá nhân được góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, yêu cầu các cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp trong quá trình xây dựng văn bản.
Xem thêm : 3 điều cần lưu ý khi dùng nước ép cần tây
Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2016.
Từ ngày 01/01/2021, Luật này bị hết hiệu lực một phần bởi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020.
Xem chi tiết Luật 80/2015/QH13 tại đây
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp