I. Khái niệm sinh sản hữu tính:
Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản tạo ra cơ thể mới qua sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
Bạn đang xem: Lý thuyết sinh sản hữu tính ở sinh vật – Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Là hình thức sinh sản điển hình ở thực vật có hoa và nhiều nhóm động vật.
II. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa:
1. Cơ quan sinh sản:
Ở thực vật có hoa, hoa là cơ quan sinh sản, bộ phận sinh sản của hoa là nhị và nhụy.
Hoa có cả nhị và nhụy được gọi là hoa lưỡng tính (hoa ly, hoa hồng, hoa đào …). Hoa chỉ mang nhị hoặc nhụy được gọi là hoa đơn tính (hoa mướp, hoa dưa chuột …).
2. Quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật:
Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa gồm các giai đoạn nối tiếp nhau: tạo giao tử, thụ phấn, thụ tinh, hình thành hạt và quả.
Tạo giao tử: Các giao tử đực được hình thành trong bao phấn, giao tử cái được hình thành trong bầu nhụy.
Thụ phấn: là quá trình di chuyển hạt phấn tới đầu nhụy.
Thụ tinh: hạt phấn nảy mầm thành ống phấn, chứa giao tử đực, xuyên qua vòi nhụy vào bầu nhụy. Giao tử đực kết hợp với giao tử cái thành hợp tử.
Hình thành quả và hạt: Hợp tử phân chia thành phôi nằm trong hạt. Hạt do noãn phát triển thành. Bầu nhụy sinh trưởng dày lên, phát triển thành quả chứa hạt.
Quả không qua thụ tinh gọi là quả không hạt.
III. Sinh sản hữu tính ở động vật:
Sinh sản hữu tính ở hầu hết các loài động vật gồm 3 giai đoạn: hình thành giao tử, thụ tinh và phát triển phôi.
Hình thành giao tử: tế bào trứng được hình thành và phát triển trong cơ quan sinh dục cái, tế bào tinh trùng được hình thành trong cơ quan sinh dục đực.
Xem thêm : Sinh năm 2002 mệnh gì? Hợp màu gì? Bật mí bạn nam 2002 tips phối đồ hợp mệnh
Thụ tinh: là sự kết hợp giao tử đực với giao tử cái tạo thành hợp tử. Ở một số động vật, quá trình thụ tinh diễn ra bên ngoài cơ thể cái (ếch, cá chép …).
Phát triển phôi: hợp tử phân chia và phát triển thành phôi. Phôi có thể phát triển thành cơ thể con bên ngoài cơ thể mẹ (loài đẻ trứng) hoặc ở bên trong cơ thể mẹ (loài đẻ con).
IV. Vai trò và ứng dụng của sinh sản hữu tính ở sinh vật:
Vai trò của sinh sản hữu tính:
– Tạo ra các cá thể mới đa dạng, đảm bảo sự pahst triển liên tục của loài và thích nghi với môi trường thay đổi.
– Tạo nguồn nguyên liệu phong phú cho chọn giống.
– Cơ sở để tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng mới.
Trong chăn nuôi và trồng trọt, người ta ứng dụng sinh sản hữu tính để tạo thế hệ con mang đặc điểm tốt của cả bố và mẹ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người.
Sơ đồ tư duy Sinh sản hữu tính ở sinh vật:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp