1. Khái niệm cơ sở hạ tầng là gì? Cho ví dụ
Cơ sở hạ tầng là tất cả mọi thứ hiện diện xung quanh của chúng ta, nó là nền tảng để tạo ra cuộc sống chúng ta hiện nay
Một vài ví dụ về cơ sở hạ tầng bao gồm: các công trình giao thông, nhà cửa, tòa nhà hay lực lượng lao động, nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp,… được gọi chung là cơ sở hạ tầng
Bạn đang xem: Cơ sở hạ tầng là gì? Mối quan hệ với kiến trúc thượng tầng như thế nào?
Ví dụ cụ thể: Kết cấu giao thông chúng ta thấy bao gồm con đường (có thể đường đất hoặc đường dầu), phương tiện giao thông bao gồm ô tô, xe tải, xe máy, xe bus,… ngoài ra còn có các vật xung quanh trên đường như hàng rào, các cột biển báo, đèn giao thông, cầu đường,…
2. Cơ sở hạ tầng gồm những loại nào?
Dựa vào một vài yếu tố mà chúng ta có thể phân loại như sau:
2.1 Lĩnh vực kinh tế – xã hội
Cơ sở hạ tầng kinh tế là tất cả mọi thứ các hoạt động tạo ra của cải, vật chất như sản xuất, vận chuyển hàng hóa trong đó bao gồm: nhà máy, đường xá, cầu cống, hay tàu thuyền, các công trình thủy điện.
Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm mọi thứ liên quan đến các hoạt động xã hội, giáo dục, chăm sóc y tế, vui chơi. giải trí như trường học, bệnh viện, trung tâm giải trí, …
Cơ sở hạ tầng môi trường là tất cả mọi thứ liên quan đến các hoạt động bảo vệ môi trường, công trình công cộng, hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, …
Cơ sở hạ tầng quốc phòng là tất cả mọi thứ liên quan đến hoạt động an ninh quốc phòng, quân sự như vũ khí, nhà máy sản xuất hay bảo trì vũ khí.
2.2 Vùng lãnh thổ và dân cư
– Cơ sở hạ tầng đô thị: Bao gồm mọi thứ ở khu đô thị như tòa nhà cao ốc, tàu điện, …
Xem thêm : Giờ làm việc của Vietnam Post mới nhất 2024
– Cơ sở hạ tầng nông thôn: Bao gồm mọi thứ ở vùng nông thôn như hệ thống kênh mương rạch, tưới tiêu, đường xá, cầu cống,…
– Cơ sở hạ tầng kinh tế biển: Bao gồm mọi thứ về hoạt động kinh tế biển như tàu thuyền, lưới đánh bắt cá, cảng biển, …
– Cơ sở hạ tầng vùng đồng bằng và trung du miền núi: Bao gồm mọi thứ nằm ở khu vực vùng đồng bằng và trung du miền núi.
2.3 Cấp quản lý
Cơ sở hạ tầng được phân chia theo cấp quản lý bao gồm:
– Cấp quản lý trung ương: Tất cả cơ sở hạ tầng liên quan đến hoạt động an ninh quốc phòng, đường bay hay những tuyến cao tốc,… những thứ dưới sự quản lý của trung ương.
– Cấp quản lý địa phương: Tất cả cơ sở hạ tầng nằm ở địa phương như đường xá cầu cống, nhà văn hóa, khu vui chơi giải trí,…
2.4 Dựa vào tính chất – đặc điểm
Cơ sở hạ tầng có thể tồn tại ở dạng hữu hình và vô hình
– Cơ sở hạ tầng hữu hình bao gồm những công trình giao thông, tòa nhà, kênh mương, … Những vật mà chúng ta có thể nhìn thấy được, đó được gọi là cơ sở hạ tầng hữu hình
– Cơ sở hạ tầng vô hình bao gồm các điều luật, những quy định, những dịch vụ vận chuyển, giao dịch, …Những thứ mà chúng ta không thể cầm nắm, sờ thấy
3. Vai trò của cơ sở hạ tầng
Xem thêm : Thận trọng khi sử dụng kali clorid trong phòng ngừa và điều trị hạ kali máu
Cơ sở hạ tầng đóng vai trò vô cùng trong việc đồng bộ và phát triển kinh tế – xã hội, cải thiện đời sống người dân. Có thể thấy ở những nước phát triển, cơ sở hạ tầng phát triển tốt và đồng bộ đã thúc đẩy năng suất lao động và tốc độ phát triển kinh tế đáng kể.
Mặc khác, các nước kém và đang phát triển có cơ sở hạ tầng phát triển không đồng bộ, chỉ tập trung chủ yếu ở những nơi phát triển còn những nơi khác rất lạc hậu. Điều này làm cho năng suất lao động còn yếu so với các nước phát triển, dẫn đến nền kinh tế trì trệ chậm lưu thông, hàng hóa bị ứ đọng.
Ví dụ: Nếu chúng ta sản xuất hàng hóa nhưng không có trang thiết bị hiện đại, người lao động thiếu kiến thức, chỉ làm được những công việc chân tay. Khi đó, năng lực sản xuất của chúng ta sẽ bị giảm đáng kể.
Thêm vào đó, nếu điều kiện đường xá chưa tốt, phương tiện vận chuyển hạn hẹp sẽ rất khó để vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn.
4. Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Chúng ta đã hiểu rõ khái niệm “cơ sở hạ tầng là gì”. Vậy kiến trúc thượng tầng là gì?
Kiến trúc thượng tầng là thuật ngữ về hệ thống tư tưởng, quan điểm chính trị, pháp quyền, nghệ thuật,… với những thể chế tương ứng khác nhau như nhà nước, đảng phái, đoàn thể,… được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
Theo đó, mỗi kiến trúc thượng tầng có ảnh hưởng nhất định đến cơ sở hạ tầng, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp.
Một số quốc gia chú trọng tập trung phát triển đều cơ sở hạ tầng ở mọi nơi, một số quốc gia khác lại định hướng sẽ chỉ phát triển kinh tế ở một khu vực nhất định, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc tại các quốc gia này. .
Qua bài viết, chúng ta đã hiểu hơn về khái niệm “cơ sở hạ tầng là gì?” và tầm quan trọng của chúng đối với đời sống xã hội, cũng như phát triển kinh tế. Đồng thời làm rõ được mối quan hệ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, qua đó biết được tầm quan trọng của hai thuật ngữ này là không thể tách rời.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp