Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là?

Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta khá dễ dàng để bắt gặp những hành vi xấu, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Vì vậy nhiều người băn khoăn và đặt câu hỏi Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là?

Câu hỏi:

Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là?

A. hành vi vi phạm pháp luật.

B. tính chất phạm tội.

C. mức độ gây thiệt hại của hành vi.

D. khả năng nhận thức của chủ thể.

Đáp án đúng là đáp án A. Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là hành vi vi phạm pháp luật.

co so truy cuu trach nhiem phap ly 1

Lý giải việc chọn đáp án A là đáp án đúng

Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện ở môi quan hệ đặc biệt giữa nhà nước với chủ thể vi phạm pháp luật, được các quy phạm pháp luật xác lập và điều chỉnh, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những loại quả bất lợi. Những biện pháp cưỡng chế được quy định cơ chế tài các quy phạm pháp luật.

Cơ sở của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý chỉ xuất hiện khi trong thực tế xảy ra vi phạm pháp luật. Nếu trong thực tế không có vi phạm pháp luật thì không được truy cứu trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm pháp lý chỉ được phép áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.

Truy cứu trách nhiệm pháp lý nhằm bảo về chế độ xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích của nhân dân, của tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, tạo điều kiện cho những quan hệ xã hội phát triển đúng hướng, đảm bảo cho quá trình điều chỉnh pháp luật được tiến hành bình thường và có hiệu quả. Truy cứu trách nhiệm pháp lý nhằm trừng phạt đối với chủ thể vi phạm pháp luật, buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế được quy định trong chế tại các quy phạm pháp luật. Ngoài ra truy cứu trách nhiệm pháp lý còn răn đe tất cả những chủ thể khác khiến họ phải kiểm chế, giữ mình không vi phạm pháp luật, giáo dục các tổ chức và các cá nhân ý thức tôn trọng và thực hiện nghiêm minh pháp luật.

Giải thích nguyên nhân không chọn các phương án còn lại

Các phương án còn lại chưa đúng vì các lý do cụ thể như sau:

+ Phương án B: Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là tính chất phạm tội là đáp án chưa chính xác. Bởi vì Cơ sở của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật, còn tính chất phạm tội chưa phải là căn cứ và có thể có tính chất, động cơ nhưng không có hành vi vi phạm pháp luật thì không bị truy cứu trách nhiệm pháp lý.

+ Phương án C: Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là mức độ gây thiệt hại của hành vi là đáp án chưa chính xác, bởi vì chỉ cần có hành vi vi phạm pháp luật và đáp ứng về điều kiện chủ thể thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm pháp lý mà không phụ thuộc vào mức độ gây thiệt hại lớn hay nhỏ của hành vi.

+ Phương án D: Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là khả năng nhận thức của chủ thể là đáp án chưa chính xác bởi vì nếu trong thực tế không có vi phạm pháp luật thì không được truy cứu trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm pháp lý chỉ được phép áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật. Do đó cơ sở đầu tiên vẫn là vi phạm pháp luật, còn sau đó có áp dụng hay không mới phụ thuộc vào chủ thể.

Như vậy, đáp án đúng và đầy đủ nhất là đáp án A. Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là hành vi vi phạm pháp luật.