Bà bầu 3 tháng đầu ăn mãng cầu được không?

bầu 3 tháng đầu ăn mãng cầu được không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu khi lựa chọn loại trái cây phù hợp sử dụng trong thai kỳ. Chuyên gia dinh dưỡng của Tổ hợp y tế MEDIPLUS chia sẻ, bà bầu hoàn toàn có thể ăn mãng cầu với liều lượng vừa phải để mang lại những lợi ích thiết thực cho sức khỏe của mẹ và bé.

Xem thêm:

  • Bà bầu 3 tháng đầu ăn măng cụt được không?
  • Bà bầu 3 tháng đầu ăn sơri được không? 6 tác dụng mẹ bầu cần biết

1. Bầu 3 tháng đầu ăn mãng cầu được không?

Chuyên gia dinh dưỡng khẳng định bà bầu 3 tháng có thể ăn được mãng cầu ta và mãng cầu xiêm với lượng vừa phải, mỗi tuần chỉ nên ăn 1 – 2 lần.

Tại Việt Nam, mãng cầu được chia ra làm hai loại là mãng cầu ta có phần thịt dai và mãng cầu xiêm thịt mềm, bở. Đây là loại trái cây khoái khẩu của bà bầu có vị chua ngọt kích thích vị giác và nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Những thành phần dinh dưỡng có trong quả mãng cầu đều được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao trong việc duy trì và hỗ trợ các hoạt động chức năng của cơ thể bà bầu và thai nhi. Mãng cầu có rất nhiều dưỡng chất đặc biệt tốt cho sức khỏe bà bầu 3 tháng đầu, cụ thể như sau:

  • Hàm lượng vitamin C cao giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu, tạo ra collagen, protein góp phần hình thành sụn và xương cho thai nhi.
  • Hàm lượng Kali và canxi có trong mãng cầu giúp bà bầu 3 tháng đầu giảm tình trạng chuột rút hiệu quả.
  • Hàm lượng sắt thúc đẩy quá trình tạo máu, ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ.
  • Hàm lượng chất xơ cải thiện hệ thống tiêu hóa, giảm thiểu những triệu chứng táo bón thai kỳ.
  • Hàm lượng vitamin B cao trong mãng cầu cung cấp năng lượng cho bà bầu giúp cơ thể khỏe khoắn và tinh thần tích cực hơn.

Ngoài những thành phần dinh dưỡng kể trên, trong mãng cầu còn chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất khác rất tốt cho sức khỏe thai kỳ nếu mẹ bầu ăn đúng cách.

2. Lợi ích của mãng cầu đối với bà bầu trong 3 tháng đầu

Mãng cầu được biết đến là loại quả chứa thành phần các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Để biết thêm chi tiết, mẹ bầu có thể tham khảo kỹ hơn những thành phần này trong bảng dinh dưỡng 100g mãng cầu dưới đây:

Thành phần Định lượng Năng lượng 66 kcal Carbohydrate 16.84g Chất xơ 3.3g Protein 1g Canxi 14mg Sắt 0.6mg Magie 21mg Phospho 27mg Natri 14mg Kẽm 0.1mg Vitamin C 20.6mg Vitamin B 0.07mg

* Với hàm lượng dinh dưỡng kể trên, mãng cầu mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Cụ thể như sau:

2.1. Tăng cường sức đề kháng cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Trong mãng cầu có hàm lượng vitamin C cao (20.6 mg/100g thịt quả mãng cầu). Hàm lượng vitamin C trong mãng cầu là chất oxi hóa mạnh nên tốt cho hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu.

2.2. Cải thiện hệ tiêu hóa sau khi ăn mãng cầu

Chất xơ có trong mãng cầu giúp cải thiện hệ tiêu hóa mẹ bầu bằng cách điều chỉnh hoạt động nhu động ruột trơn tru hơn hỗ trợ giảm táo bón thai kỳ hiệu quả. Ngoài ra, chất này còn có tác dụng giảm hấp thụ cholesterol từ ruột giúp bảo vệ niêm mạc ruột tốt nhất.

2.3. Ăn mãng cầu giúp ngăn ngừa chuột rút ở mẹ bầu

Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu thường bị chuột rút do thai nhi đang không ngừng lớn lên trong bụng mẹ khiến cơ thể mẹ bầu nặng nề, gây áp lực xuống các cơ tại bắp chân. Mãng cầu với hàm lượng kali, canxi, magie cao là dưỡng chất thiết yếu tốt cho hoạt động cơ xương, giảm tình trạng chuột rút ở mẹ bầu.

2.4. Hàm lượng chất xơ trong mãng cầu hạn chế nguy cơ tiểu đường thai kỳ

Hàm lượng chất xơ cao ngoài tốt cho hệ tiêu hóa còn giúp hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu 3 tháng đầu.

2.5. Thành phần sắt trong mãng cầu giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu

Sắt tham gia quá trình tạo máu cung cấp mẹ bầu. Trong giai đoạn 3 tháng đầu, mẹ bầu cần được cung cấp đầy đủ hàm lượng sắt để tránh nguy cơ thiếu máu thai kỳ do thiếu sắt. Ngoài ra, sắt còn là nguyên liệu để tổng hợp nên huyết sắc tố giúp vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đi tới toàn bộ cơ thể, tới bào thai để nuôi dưỡng thai nhi.

2.6. Mãng cầu có chứa nhiều vitamin giúp phát triển não bộ cho thai nhi

Hàm lượng vitamin B6 đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của não bộ thai nhi. Ngoài ra, đây là chất rất quan trọng cần bổ sung trong 3 tháng đầu giúp hạn chế tối đa nguy cơ bị dị tật ống thần kinh thai nhi.

2.7. Tốt cho hệ tim mạch của mẹ bầu 3 tháng đầu

Lượng kali và natri cân bằng giúp ổn định hệ tim mạch và lưu thông khí huyết cho mẹ bầu. Ngoài ra, lượng vitamin C và chất chống oxy hóa trong mãng cầu còn hỗ trợ ngăn ngừa gốc tự do tấn công cơ thể, tác động tích cực đến hệ tim mạch.

3. Bầu 3 tháng đầu ăn mãng cầu như thế nào hợp lý?

Lợi ích của mãng cầu với sức khỏe mẹ bầu là điều không thể bàn cãi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu chỉ nên ăn một lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều.

Mẹ bầu trong 3 tháng đầu chỉ nên ăn khoảng 100 – 200g mãng cầu trong một ngày và ăn khoảng 1 – 2 lần trong một tuần. Thời điểm ăn mãng cầu tốt nhất là ăn sau bữa ăn chính khoảng vài tiếng để dinh dưỡng hấp thụ tốt nhất. Ngoài ra, bạn lưu ý nên ăn mãng cầu chính vụ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

4. Những tác hại khi ăn quá nhiều mãng cầu

* Nếu mẹ bầu ăn nhiều mãng cầu hơn mức quy định kể trên sẽ có những tác hại như sau:

  • Mẹ bầu không dùng các sản phẩm từ lá, rễ, hạt của mãng cầu vì có chứa độc tố annonacin có hại tới não bộ của mẹ bầu và thai nhi.
  • Mẹ bầu ăn nhiều mãng cầu làm hạ đường huyết có thể dẫn đến sảy thai, sinh non và ảnh hưởng đến hệ tim mạch.

* Gợi ý cách chọn mãng cầu chất lượng tốt cho mẹ bầu:

  • Chọn mãng cầu ngon cần chú ý chọn quả tươi, màu vàng nhạt và nhỏ gọn.
  • Mãng cầu chín có mùi thơm, ấn vào vỏ mềm và ăn có vị ngọt đặc trưng.
  • Tránh xa các loại mãng cầu quá mềm, vỏ nứt vỡ hoặc đã bị tách ra lộ phần thịt quả bên trong.

Nếu bạn mua mãng cầu chưa chín nên xếp chúng vào nơi thoáng mát và giữ khoảng 4 – 5 ngày đợi quả chín. Trái cây khi chín cần ăn sớm để giữ nguyên những lợi ích dinh dưỡng về mặt sức khỏe. Mãng cầu khi ăn có thể ăn luôn hoặc ép, xay nhuyễn và kết hợp cùng các nguyên liệu khác để tạo ra món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng hơn.

5. Gợi ý những món ngon từ mãng cầu

* Để tăng thêm sự phong phú cho thực đơn hàng ngày, mẹ bầu có thể tham khảo những gợi ý sau:

SINH TỐ MÃNG CẦU

Nguyên liệu:

  • 100g mãng cầu.
  • 40ml sữa đặc.
  • 20ml sữa chua.
  • 30g đường cát.

Cách thực hiện:

  • Mãng cầu bỏ vỏ, tách hạt và dùng phần thịt quả trộn với đường, để khoảng 5 phút cho vị ngọt ngấm đều.
  • Cho mãng cầu vào máy xay, thêm sữa chua, sữa đặc, đường và đá viên vào xay chung.
  • Nhấn nút đảo đều và chuyển chế độ xay nhuyễn sao cho tạo hỗn hợp mịn, hòa quyện các nguyên liệu với nhau.
  • Cho sinh tố ra ly và thưởng thức.

MỨT MÃNG CẦU XIÊM

Nguyên liệu:

  • 500g mãng cầu xiêm.
  • 100g mè trắng.
  • 200g đường.
  • ½ thìa muối.
  • 100ml sữa tươi không đường.

Cách làm:

  • Mãng cầu bóc vỏ, tách hạt và lấy phần thịt mãng cầu cho vào bát.
  • Cho muối, đường vào bát mãng cầu và trộn đều nguyên liệu với nhau, để khoảng 2 tiếng cho ngấm gia vị.
  • Bật bếp và chờ chảo nóng thì cho mãng cầu đã ướp vào đảo đều tay, sên nhỏ lửa.
  • Sên mứt mãng cầu cho đến khi thịt mãng cầu hơi đặc cho sữa tươi vào và trộn đều cho sữa thấm vào thịt mãng cầu.
  • Hạ nhỏ lửa và sên mứt cho đến khi mứt chuyển sang màu ngà, thêm mè rang và sên thêm khoảng 10 phút trước khi tắt bếp.

MÃNG CẦU DẦM

Nguyên liệu:

  • 100g mãng cầu.
  • 150ml sữa tươi không đường.
  • 20g sữa đặc.
  • Đá xay.

Cách làm:

  • Mãng cầu lấy phần thịt quả, tách bỏ hạt.
  • Cho sữa tươi vào bát thịt mãng cầu, thêm sữa đặc, đường theo liều lượng vừa đủ.
  • Trộn đều hỗn hợp và dầm kỹ cho phần thịt quả ngấm vị ngọt của sữa.
  • Cho thêm đá xay và thưởng thức.

Cách làm các món đồ uống thơm ngon từ mãng cầu rất đơn giản, dễ làm. Mẹ bầu có thể triển khai ngay hôm nay để bổ sung thêm dưỡng chất cho mẹ và bé.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trong bài viết này, câu hỏi “bà bầu 3 tháng đầu ăn mãng cầu được không?” đã được trả lời – đó là CÓ. Sử dụng mãng cầu với liều lượng phù hợp sẽ mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho mẹ và bé. Nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, mẹ bầu đừng quên tuân thủ đúng theo những lưu ý kể trên.

Nếu còn thắc mắc và tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ chi tiết.

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.