Sữa đậu nành rất tốt đối với sức khỏe của chị em phụ nữ, mang đến nhiều dưỡng chất dinh dưỡng cần thiết cũng như hỗ trợ giữ dáng, làm đẹp da. Tuy nhiên, nhiều chị em thắc mắc khi có thai bé trai có nên uống sữa đậu nành không? Hãy cùng Vinamilk khám phá chi tiết ngay tại bài viết dưới đây nhé!
- TOP 40 câu trắc nghiệm Địa lí lớp 11 Bài 9 (có đáp án 2023): Nhật Bản (tiết 2): Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế
- ĐÓN NĂM MỚI VỚI NIỀM VUI CÓ 1-0-2: TRẢ KHOẢN VAY, ĐƯỢC HOÀN LẠI TIỀN ĐẾN 102.000Đ
- Chính phủ chốt tăng học phí đại học
- Kem Tẩy Lông Huyền Phi
- Những stt về mùa đông hay nhất bạn nên lưu ngay để đông này tha hồ thả thính trên Facebook, Instagram
Bạn đang xem: CÓ THAI BÉ TRAI CÓ NÊN UỐNG SỮA ĐẬU NÀNH KHÔNG? VÌ SAO?
1. Lợi ích của sữa đậu nành đối với mẹ bầu
Sữa đậu nành cung cấp nguồn protein đáng kể cho phụ nữ mang thai, giúp chị em bổ sung thêm năng lượng. Đặc biệt, thành phần protein này không chứa nhiều chất béo như những loại protein trong sữa động vật, giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe đảm bảo sự phát triển của thai nhi.
Bên cạnh hàm lượng protein, sữa đậu nành còn chứa nhiều thành phần dưỡng chất quan trọng khác như vitamin A, vitamin B12, vitamin D và riboflavin. Các chất này khiến cho sữa đậu nành trở thành lựa chọn phù hợp cho những mẹ bầu không dung nạp được lactose có trong sữa bò.
Ngoài ra, hàm lượng canxi có trong sữa đậu nành sẽ giúp hỗ trợ hạn chế loãng xương ở phụ nữ mang thai, giúp em bé luôn đảm bảo khỏe mạnh, nặng cân. Đồng thời giúp mẹ bầu duy trì cân nặng an toàn trong giai đoạn thai kỳ, giảm tình trạng táo bón, kiểm soát được lượng đường trong máu hiệu quả.
Tìm hiểu thêm về bà bầu uống sữa hạt có tốt không?
Sữa đậu nành mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe mẹ bầu
2. Có thai bé trai có nên uống sữa đậu nành?
Theo một nghiên cứu của tạp chí Sức Khỏe Sinh Sản tại Mỹ vào năm 1999 cho thấy việc sử dụng sữa đậu nành khi mang thai, đặc biệt mang thai bé trai có thể gây bệnh ung thư ở mẹ và ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, đây chỉ là nghiên cứu dựa trên một số ít trường hợp, vẫn chưa đảm bảo về độ chính xác. Do đó, vẫn chưa thể kết luận về ảnh hưởng của sữa đậu nành đối với thai nhi.
Năm 2002, tạp chí Dinh Dưỡng tại Mỹ đã đưa ra công bố rằng việc sử dụng sữa đậu nành khi mang thai hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Điều này đã mang đến một góc nhìn tích cực hơn về việc uống sữa đậu nành khi mang thai.
Đến năm 2003, một số nhà khoa học người Anh đã nghiên cứu về những tác động và ảnh hưởng của thành phần Isoflavone có trong sữa đậu nành. Ngoài ra, thành phần phytoestrogen có trong đậu nành cũng được xem là có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển về giới tính thai nhi. Tuy nhiên, vẫn không có bằng chứng cụ thể chứng minh rằng Isoflavone gây hại cho sự phát triển của trẻ.
Mẹ mang thai bé trai vẫn uống được sữa đậu nànhTính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào xác thực rằng hàm lượng Isoflavone có trong sữa đậu nành gây hại cho thai nhi. Bên cạnh đó, estrogen trong sữa có hàm lượng khá thấp, hoàn toàn không đủ để gây teo tinh hoàn hay tình trạng vô sinh ở các bé trai. Ngược lại, sữa đậu nành là nguồn thực phẩm dinh dưỡng chất tốt cho sức khỏe, có khả năng ngăn ngừa ung thư vú ở các mẹ.
Xem ngay: Bà bầu 3 tháng đầu uống sữa đậu nành được không?
3. Những lưu ý khi mẹ bầu sử dụng sữa đậu nành
Sữa đậu nành là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào, tuy nhiên các mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề khi uống sữa đậu nành khi mang thai:
- Uống sữa đậu nành với khẩu phần phù hợp: Không nên uống quá 500ml sữa đậu nành mỗi ngày và tránh uống quá nhiều sữa đậu nành cùng một lúc. Hãy chia thành 2 lần uống mỗi ngày, mỗi lần khoảng 250ml để cơ thể hấp thụ sữa tốt hơn.
- Lựa chọn thời điểm uống phù hợp: Mẹ bầu có thể uống sữa đậu nành vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, ngoại trừ những lúc đang đói.
- Không sử dụng sữa đậu nành để uống thuốc: Trong sữa đậu nành có chứa một số chất khi gặp thuốc có thể gây ra những phản ứng có hại cho sức khỏe.
- Không kết hợp sữa đậu nành với trứng và đường đỏ: Không nên uống sữa đậu nành kết hợp với trứng gà vì sẽ làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể. Bên cạnh đó, tránh pha sữa đậu nành với đường đỏ hoặc đường nâu để bảo đảm giá trị dinh dưỡng trọn vẹn của sữa.
Khi uống sữa đậu nành cần lưu ý uống với lượng phù hợp
4. Một số câu hỏi thường gặp khi cho mẹ bầu dùng sữa đậu nành
4.1 Mẹ bầu nên uống bao nhiêu sữa đậu nành trong ngày?[FAQ] Mẹ bầu nên uống bao nhiêu sữa đậu nành trong ngày?→Mẹ bầu nên uống khoảng 1 ly sữa đậu nành, tương đương với 500ml mỗi ngày Mẹ bầu nên uống khoảng 1 ly sữa đậu nành, tương đương với 500ml mỗi ngày. Theo Academy of Nutrition and Dietetics, mẹ bầu chỉ nên bổ sung khoảng 25g protein từ đậu nành mỗi ngày là đủ. Đồng thời cũng không nên nạp quá 100mg isoflavone vào cơ thể.
Phụ nữ mang thai nên uống khoảng 500ml sữa đậu nành mỗi ngày
4.2 Nên uống sữa đậu nành vào thời gian nào tốt nhất?[FAQ] Mẹ bầu nên uống sữa đậu nành vào thời gian nào tốt nhất? → Mẹ bầu có thể uống sữa đậu nành bất cứ khi nào mình muốn, ngoại trừ những lúc đói.
Mẹ bầu có thể uống sữa đậu nành bất cứ khi nào mình muốn, ngoại trừ những lúc đói vì lúc này, các chất dinh dưỡng của sữa khi hấp thụ vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành nhiệt, làm giảm dinh dưỡng đáng kể.
Mẹ bầu có thể uống sữa đậu nành bất cứ khi nào, ngoại trừ lúc đói
Bài viết trên đây Vinamilk đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc có thai bé trai có nên uống sữa đậu nành không. Khi mang thai, các mẹ hoàn toàn có thể uống sữa đậu nành để bổ sung dưỡng chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần lưu ý uống sữa đậu nành với lượng phù hợp, không nên uống quá nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Tài liệu tham khảo:
- Petre, A. (2020) Is soy formula safe for your baby?, Healthline. Available at: https://www.healthline.com/nutrition/soy-formula (Accessed: 16 December 2023).
- Montgomery, K.S. (2003) Soy protein, The Journal of perinatal education. Available at: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1595159/ (Accessed: 16 December 2023).
- Prenatal nutrition (no date) Academy of Nutrition and Dietetics: eatright.org. Available at: https://www.eatright.org/health/pregnancy/prenatal-nutrition (Accessed: 16 December 2023).
- “The health effects of soy: A reference guide for health professionals.” NCBI, 11 August 2022, https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9410752/. Accessed 16 December 2023.
- “Isoflavone.” Wikipedia, https://en.wikipedia.org/wiki/Isoflavone. Accessed 16 December 2023.
- “Isoflavone.” Wikipedia, https://en.wikipedia.org/wiki/Isoflavone. Accessed 16 December 2023.
- “Phytoestrogen – Wikipedia tiếng Việt.” Wikipedia, https://vi.wikipedia.org/wiki/Phytoestrogen. Accessed 16 December 2023.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp