Bố mẹ ly hôn con bao nhiêu tuổi được theo mẹ? Liên hệ Luật sư tư vấn

Bố mẹ ly hôn con bao nhiêu tuổi được theo mẹ? Là chủ đề được nhiều quan tâm nhất. Bởi con cái là tài sản lớn nhất của mỗi người bố, người mẹ nên khi ly hôn nhiều người muốn quyền nuôi con thuộc về mình. Bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp chi tiết quy định của pháp luật liên quan đến quyền nuôi con. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến số điện thoại 1900.6174 để được luật sư giải đáp nhanh chóng!

>> Tư vấn quy định về bố mẹ ly hôn con bao nhiêu tuổi được theo mẹ, gọi ngay 1900.6174

tu-van-quy-dinh-ve-bo-me-ly-hon-bao-nhieu-tuoi-duoc-theo-me
Tư vấn quy định về bố mẹ ly hôn con bao nhiêu tuổi được theo mẹ

Bố mẹ ly hôn con bao nhiêu tuổi được theo mẹ?

>> Luật sư tư vấn về bố mẹ ly hôn con bao nhiêu tuổi được theo mẹ? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Thưa chị Ánh! Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến với Tổng Đài Pháp Luật! Sau đây là câu trả lời của chúng tôi cho câu hỏi bố mẹ ly hôn con bao nhiêu tuổi được theo mẹ của chị:

Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của vợ và chồng về quyền nuôi con khi ly hôn. Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”

Theo quy định pháp luật, sau ly hôn vợ và chồng có thể cùng bàn bạc, thống nhất với nhau về việc ai sẽ có quyền trực tiếp nuôi con. Tòa án phải giải quyết quyền nuôi con đối với hai trường hợp là cha, mẹ có thỏa thuận về giải quyết quyền nuôi con và cha, mẹ không có thoả thuận về giải quyết quyền nuôi con.

Theo Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, trước hết Tòa án sẽ phải xem xét sự thỏa thuận về giải quyết quyền nuôi con trong yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận của các đương sự về vấn đề nuôi con và tài sản hoặc sự thỏa thuận về giải quyết quyền nuôi con trong vụ án ly hôn. Sau khi thống nhất, thỏa thuận thành thì Tòa án sẽ đương nhiên chấp thuận thỏa thuận này. Pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận và xem đây là một trong những yếu tố quan trọng để giải quyết việc nuôi con sau ly hôn. Trường hợp hai vợ chồng không thể thỏa thuận với nhau về việc nuôi con thì Tòa án sẽ xem xét giải quyết và xét xử tranh chấp về quyền nuôi con trong vụ án ly hôn.

Theo khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, con dưới 36 tháng tuổi pháp luật ưu tiên quyền trực tiếp nuôi con khi cha mẹ ly hôn cho người mẹ, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Nguyên nhân là do con dưới 36 tháng tuổi cần sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt của người mẹ mà người cha không thể thay thế được sự quan tâm, chăm sóc này. Vì vậy, trừ khi người mẹ không có điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc là sự thỏa thuận khác giữa cha, mẹ mà phù hợp với lợi ích của con thì Tòa án mới không xác định quyền nuôi con cho mẹ. Còn lại, phần lớn các trường hợp ly hôn có con chung dưới 36 tháng tuổi, Tòa án giao con cho người mẹ trực tiếp nuôi con.

Như vậy, trường hợp của chị Ánh đã trình bày như trên thì trước hết vợ chồng có thể thỏa thuận về việc ai sẽ có quyền trực tiếp nuôi con. Trường hợp không thỏa thuận, theo quy định pháp luật, con chị hiện nay đang 2 tuổi, thuộc trường hợp con dưới 36 tuổi thì đương nhiên quyền nuôi con sẽ thuộc về chị Ánh nếu như chị đủ điều kiện về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Trên đây là câu trả lời của Tổng Đài Pháp Luật, nếu còn câu hỏi về vấn đề bố mẹ ly hôn con bao nhiêu tuổi được theo mẹ, gọi ngay 1900.6174 để được hỗ trợ và giải đáp một cách nhanh nhất!

Ai có quyền nuôi con khi bố mẹ ly hôn có 2 con trở lên mà có con từ độ tuổi 3 – 7 tuổi?

>> Ai có quyền nuôi con khi bố mẹ ly hôn? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Quang Thành! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng Đài Pháp Luật của chúng tôi. Đối với trường hợp này của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Căn cứ quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn, về quyền nuôi con từ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi: Trước hết các bên đương sự có thể thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con và thỏa thuận này sẽ được Tòa án ghi nhận. Trường hợp các bên đương sự không thể thỏa thuận với nhau thì Tòa án sẽ quyết định vấn đề này căn cứ vào lợi ích mọi mặt của trẻ để đảm bảo sự phát triển toàn diện.

Để giành quyền nuôi con, cha, mẹ cần chứng minh và đảm bảo được các điều kiện về trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Cụ thể:

Điều kiện vật chất: thu nhập, tiền lương ổn định, chỗ ở đảm bảo hợp pháp, tiền gửi tiết kiệm,…

Điều kiện tinh thần: căn cứ vào thời gian chung sống cùng bố, mẹ

Chứng minh có nhiều điều kiện khác tốt cho con hơn đối phương: Ngoài yếu tố vật chất và tinh thần, đương sự cần phải chứng minh các điều kiện khác như có thể tạo môi trường không gian tốt nhất cho con phát triển…

Chứng minh đối phương không đáp ứng điều kiện nuôi con trực tiếp: đối phương không quan tâm đến con; đánh đập bạo lực với con về tinh thần và thể xác; ngăn cản, không tạo điều kiện cho con được phát triển thể chất và tinh thần… ảnh hưởng sâu sắc đến việc phát triển toàn diện của con; nguyên nhân ly hôn là do lỗi của đối phương ví dụ như ngoại tình, bạo lực gia đình… nếu để con sống chung với đối phương sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách.

Như vậy, đối với trường hợp của anh Quang Thành, nếu như vợ chồng anh không thể thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ giải quyết. Nếu muốn giành được quyền nuôi con thì anh cần phải chứng minh được các yếu tố về điều kiện vật chất, điều kiện tinh thần và các yếu tố khác như chúng tôi đã trình bày ở trên.

Nếu còn câu hỏi về các yếu tố để giành quyền nuôi con khi có con độ tuổi từ 3 đến dưới 7 tuổi, bạn hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí!

bo-me-ly-hon-bao-nhieu-tuoi-duoc-theo-me-bo-duoc-nuoi-con-trong-truong-hop-nao
Bố mẹ ly hôn con bao nhiêu tuổi được theo mẹ? Bố được nuôi con trong trường hợp nào?

Bố được nuôi con dưới 3 tuổi trong trường hợp nào khi ly hôn?

>> Khi ly hôn, bố được nuôi con dưới 3 trong trường hợp nào? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Thưa anh Việt! Cảm ơn câu hỏi của anh đã gửi đến cho Tổng Đài Pháp Luật! Đối với vấn đề của anh, chúng tôi xin được trả lời câu hỏi của anh như sau:

Theo quy định pháp luật hiện hành, con dưới 36 tháng tuổi thì mẹ sẽ là người có quyền trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên thực tế nhiều người thường mặc định rằng con dưới 3 tuổi thì quyền nuôi con sẽ thuộc về người mẹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mặc dù con dưới 3 tuổi nhưng mẹ không được nuôi con mà quyền nuôi con sẽ thuộc về người bố. Cụ thể:

– Trường hợp thứ nhất: Hai vợ chồng thỏa thuận với nhau, vợ đồng ý để chồng là người trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc con. Sau đó, tòa sẽ căn cứ dựa trên thỏa thuận của vợ chồng và ra quyết định công nhận thỏa thuận quyền nuôi con khi ly hôn.

– Trường hợp thứ 2: Khi không thể thỏa thuận được về việc giải quyết quyền nuôi con, Tòa án sẽ căn cứ vào quy định của pháp luật để xét xử giải quyết quyền con. Tòa án sẽ căn cứ vào các yếu tố như: điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, điều kiện giáo dục đối với cha, mẹ có thể đáp ứng cho con. Dựa bào các yếu tố đó, Tòa án xem xét điều kiện nhân thân, tài sản, thu nhập, thói quen sinh hoạt để đánh giá xem người mẹ có đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con dưới 3 tuổi hay không. Trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con thì người bố sẽ có quyền nuôi con dưới 3 tuổi.

Như vậy, đối với trường hợp của anh Việt, nếu như hai vợ chồng không có thỏa thuận về việc anh Việt sẽ có quyền trực tiếp nuôi con dưới 3 tuổi. Nếu anh mong muốn được nuôi con thì anh có thể đề nghị Tòa án yêu cầu thay đổi quyền nuôi con. Trường hợp chứng minh được vợ anh không đủ điều kiện về kinh tế, vật chất cũng như các yếu tố khác như tính cách, phẩm chất, đạo đức của mẹ thì anh sẽ có quyền nuôi con.

Trên đây là tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về quyền nuôi con dưới 3 tuổi sau ly hôn. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp qua tổng đài 1900.6174 để được luật sư tư vấn nhanh chóng!

>> Xem thêm: Điều kiện và thủ tục giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Có thể thay đổi quyền nuôi con khi con đủ 36 tháng không?

>> Thay đổi quyền nuôi con khi con đủ 36 tháng có được không? Liên hệ ngay 1900.6174

Trả lời:

Thưa anh Quyền! Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến cho tổng đài của chúng tôi! Căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Về căn cứ thay đổi quyền nuôi con:

Căn cứ đầu tiên là có sự thỏa thuận của cha, mẹ thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con. Sau khi ly hôn, quyền nuôi con vẫn được giải quyết. Nếu cha, mẹ nhận thấy lợi ích của con chưa được đảm bảo thì cha, mẹ có quyền thỏa thuận thay đổi quyền nuôi con. Và để Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó, ngoài việc đây là thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện của hai bên và xuất phát từ lợi ích của con thì Tòa án còn phải xem xét nội dung thỏa thuận này phải “phù hợp với lợi ích của con”.

Căn cứ thứ hai để thay đổi quyền nuôi con là người được giao quyền nuôi con không còn đủ điều kiện để có thể trực tiếp trông nom, chăm sóc và giáo dục con, việc chứng minh trong trường hợp này rất khó và phụ thuộc nhiều vào quan điểm của Tòa án đối với mỗi trường hợp cụ thể.

Tóm lại, có thể thay đổi về quyền trực tiếp nuôi con khi con đủ từ 36 tháng tuổi. Nghĩa là, tại thời điểm Tòa án xét xử vụ án ly hôn, Tòa đã ra quyết định quyền nuôi con trực tiếp thuộc về người mẹ khi con dưới 36 tháng tuổi theo nguyên tắc chung. Sau khi con từ đủ 36 tháng tuổi, người bố được quyền yêu cầu Tòa án thay đổi quyền nuôi con. Khi nhận được yêu cầu, Tòa án sẽ ra quyết định thay đổi quyền nuôi con khi có đủ các căn cứ chứng minh người đang trực tiếp nuôi con không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi con, giáo dục con. Trường hợp con trên 7 tuổi thì Tòa án sẽ phải xem xét nguyện vọng của con sẽ ở với bố hay với mẹ.

Như vậy, đối với trường hợp của anh Quyền, trước hết anh và chị có thể thỏa thuận, thống nhất với nhau về việc thay đổi quyền trực tiếp nuôi con. Trường hợp hai bên không thể thỏa thuận và đi đến thống nhất, anh Quyền hoàn toàn có thể đề nghị Tòa án thay đổi quyền nuôi con. Anh Quyền cần chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ để chứng minh về điều kiện, khả năng có thể nuôi dưỡng, chăm sóc con của mình. Tòa án sẽ xem xét nếu đáp ứng cùng với điều kiện vợ không còn đủ khả năng để chăm sóc, nuôi dưỡng bé thì Tòa án sẽ ra quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi về thay đổi quyền nuôi con khi con đủ 36 tháng. Nếu còn câu hỏi về các quy định của pháp luật hiện hành, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ ngay tổng đài 1900.6174 để được Luật sư giải đáp nhanh nhất!

>> Xem thêm: Giành quyền nuôi con khi vợ tái hôn thực hiện như thế nào?

bo-me-ly-hon-bao-nhieu-tuoi-duoc-theo-me-giai-quyet-tranh-chap-quyen-nuoi-con
Bố mẹ ly hôn con bao nhiêu tuổi được theo mẹ? Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con

Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con

>> Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Tranh chấp quyền nuôi con xảy ra khi cha, mẹ không thể thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con và lo sợ về việc mình sẽ bị hạn chế về thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con. Chính vì thế, pháp luật hôn nhân và gia đình đặt ra cơ chế để đảm bảo lợi ích của cả hai bên trong việc giải quyết tranh chấp quyền nuôi con, bên cạnh những quy định về quyền nuôi con:

Thứ nhất, căn cứ giành quyền nuôi con: căn cứ các điều kiện vật chất, tinh thần; yếu tố về nhân phẩm, đạo đức; thời chăm cha, mẹ chăm sóc, giáo dục con cái trong quá trình hình thành và phát triển của trẻ…

Thứ hai, thay đổi quyền nuôi con: việc thay đổi quyền nuôi con sẽ dựa trên thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con hoặc người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Như vậy, đối với trường hợp của chị Ngọc, trước hết chị nên liên hệ thỏa thuận với chồng cũ để cùng nhau thỏa thuận thay đổi người nuôi con. Trường hợp hai bên thỏa thuận không thành, chị hãy viết đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi gửi đến Tòa án để được giải quyết. Theo đó chị sẽ cần chứng minh các điều kiện của mình tốt hơn đối phương và việc đối phương không đáp ứng được điều kiện trực tiếp nuôi con. Căn cứ vào đó Tòa án sẽ tiến hành giải quyết yêu cầu của chị.

Trên đây là câu trả lời của Tổng Đài Pháp Luật, nếu như bạn còn thắc mắc về các vấn đề liên quan để giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau khi ly hôn, gọi ngay 1900.6174 để được Luật sư giải đáp trực tiếp!

>> Xem thêm: Trường hợp nào mẹ không được nuôi con theo năm 2022?

Liên hệ Luật sư Ly hôn – Tổng Đài Pháp Luật

>> Đặt lịch hẹn ngay với Luật sư tư vấn bố mẹ ly hôn con bao nhiêu tuổi được theo mẹ, gọi ngay 1900.6174

Nếu như bạn đọc còn thắc mắc hoặc cần tư vấn đề các vấn đề pháp lý về hôn nhân và gia đình như: Quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn; Thủ tục ly hôn; Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn; Bố mẹ bố mẹ ly hôn con bao nhiêu tuổi được theo mẹ; Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; Quyền thăm nom con sau khi ly hôn; Tranh chấp tài sản khi ly hôn;…

Để được Luật sư hỗ trợ và tư vấn trực tiếp, hãy liên hệ Luật sư ly hôn, dịch vụ Luật sư ly hôn qua Tổng Đài Pháp Luật:

Thông tin liên hệ:

Số điện thoại: 1900.6174

Website: tongdaiphapluat.vn

Email: tongdaiphapluat.mkt@gmail.com

Trên đây là những quy định và vấn đề thực tế liên quan đến bố mẹ ly hôn bao nhiêu tuổi được theo mẹ. Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích trong quá trình ly hôn. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174, để được luật sư tư vấn chuyên sâu!