Tất cả mọi người đều được coi là bình đẳng về quyền hưởng di sản dựa trên di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Vậy trường hợp con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế tài sản không? Cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây.
- Sữa Meiji dạng thanh số 0 nội địa Nhật Bản 648g – 24 thanh x 27g (cho bé từ 0-1 tuổi)
- Uống sắn dây trước khi ngủ có tác dụng gì?
- Tập thể dục xong bao lâu thì tắm? Có nên tắm sau khi tập gym?
- Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự khác gì so với các luật khác
- Xăm mình có được đi nghĩa vụ công an nhân dân không?
Con ngoài giá thú là gì?
Hiện nay, mặc dù việc sử dụng từ “con ngoài giá thú” khá phổ biến nhưng trong các văn bản pháp luật thì chưa có bất kỳ quy định cụ thể nào. Có thể hiểu một cách đơn giản, con ngoài giá thú là con được sinh ra khi bố mẹ không đăng ký kết hôn. Tại Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình (Luật HN&GĐ) 2014, việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
Do đó, các trường hợp có thể phát sinh con ngoài giá thú bao gồm:
- Nam, nữ đều còn độc thân có quan hệ tình cảm với nhau, sinh con ra nhưng không đăng ký kết hôn;
- Nam, nữ (một trong hai bên hoặc cả hai bên) đã kết hôn với người khác nhưng có quan hệ tình cảm với nhau và sinh con;
- Con được sinh ra trong thời gian nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, bao gồm cả trường hợp vợ chồng đã ly hôn, sau đó sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn lại.
Con ngoài giá thú có được thừa kế tài sản không?
Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế theo pháp luật hàng thừa kế thứ nhất bao gồm “vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết” (những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau).
Luật dân sự không phân biệt quyền thừa kế theo pháp luật của con trong giá thú hay ngoài giá thú đối với di sản của cha. Vì vậy, nếu có đầy đủ chứng cứ để chứng minh một người là con của người để lại di sản thì người này vẫn được pháp luật bảo vệ quyền được hưởng thừa kế.
Con ngoài giá thú nhận thừa kế thế nào?
Việc nhận thừa kế hiện đang được thực hiện theo 02 hình thức: Theo di chúc và theo pháp luật.
Nhận thừa kế theo di chúc
Xem thêm : Sau khi đắp mặt nạ nên làm gì, giải đáp đắp mặt nạ từ A-Z
Việc lập di chúc để lại tài sản của mình cho người khác là quyền của người để lại tài sản thừa kế. Đồng thời, theo quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự năm 2015, người này còn có quyền chỉ định người thừa kế, phân định phần di sản cho từng người thừa kế…
Do đó, nếu con ngoài giá thú được chỉ định hưởng di sản trong di chúc hợp pháp thì người này hoàn toàn được quyền hưởng di sản thừa kế.
Nhận thừa kế theo pháp luật
Khác với hình thức nhận thừa kế theo di chúc, nhận thừa kế theo pháp luật được chia theo quy định của pháp luật về hàng thừa kế. Cụ thể, theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế theo pháp luật được chia thành 03 hàng thừa kế như sau:
– Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai: Ông bà nội, ngoại; anh, chị, em, ruột của người chết, cháu ruột gọi người chết là ông bà nội, ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, ngoại; bác, chú, cậu, cô, dì ruột; cháu gọi người chết là bác, chú, cô, dì ruột; chắt gọi người chết là cụ nội, ngoại.
Như vậy, với việc thừa kế tài sản của cha thì sẽ được ghi nhận tại hàng thừa kế thứ nhất là “con đẻ”. Và theo đó, người con ngoài giá thú sẽ được hưởng quyền thừa kế theo pháp luật tương tự như những người khác cùng hàng thừa kế với mình.
Tuy nhiên, người con ngoài giá thú phải chứng minh được bản thân là con đẻ của người để lại di sản thừa kế. Quan hệ cha, mẹ, con cần được xác định trước khi được hưởng di sản thừa kế.
Xem thêm : Tại sao pháp luân công bị cấm ở Việt Nam?
Nếu không có chứng cứ để xác định quan hệ cha con thì phải tiến hành xét nghiệm ADN (nếu người cha đã chết thì có thể giám định qua họ hàng như: ông – cháu, bà – cháu, anh – em, chị – em,…). Sau khi hoàn tất thủ tục nhận cha, người con ngoài giá thú sẽ được hưởng thừa kế của cha bằng với các đồng thừa kế khác theo quy định của Pháp luật.
Xem thêm:
Xét nghiệm ADN bao nhiêu tiền? Cập nhật bảng giá mới nhất
Quy trình xét nghiệm ADN tại NOVAGEN
Với bản kết quả xét nghiệm ADN NOVAGEN có tính Pháp lý cao, được chấp nhận tại UBND xã/phường – Sở Tư pháp – TAND các cấp tỉnh thành phố trên toàn quốc, NOVAGEN đã hỗ trợ hàng nghìn trường hợp hoàn thiện các thủ tục Pháp lý, làm khai sinh cho con. Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết!
Trên đây là thông tin trả lời cho câu hỏi: Con ngoài giá thú có được thừa kế tài sản không? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu cần tư vấn thêm về dịch vụ xét nghiệm ADN và các thủ tục Pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ đến hotline: 083.424.3399 để được hỗ trợ tốt nhất!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp