Con ngươi của mắt có tác dụng là gì?

Câu hỏi: Con ngươi của mắt có tác dụng là gì?

A. điều chỉnh cường độ ánh sáng vào mắt một cách phù hợp

B. tạo ảnh của vật trên võng mạc

C. thay đổi tiêu cự của thấu kính mắt đang điều tiết

D. cảm thụ ánh sáng và truyền tín hiệu thị giác về não

Đáp án đúng A.

Con ngươi của mắt có tác dụng là điều chỉnh cường độ ánh sáng vào mắt một cách phù hợp, con ngươi là lỗ nhỏ màu đen, nằm ở trung tâm của mống mắt, con ngươi có thể co lại hoặc giãn ra nhờ các cơ nằm trong mống mắt.

Giải thích lý do vì sao chọn A là đúng

Mắt của được chia làm hai phần chính với tên gọi là bán phần trước và bán phần sau. Bán phần trước của mắt bao gồm bộ phận có thể thăm khám được bằng các dụng cụ đơn giản như đèn soi, kính lúp:

– Mi mắt và lông mi: mắt được nhắm lại hoặc mở ra nhờ cơ chế hoạt đông của hai nếp da, được gọi là mi mắt. Trên mi mắt có lông mi, có chức năng bảo vệ mắt khỏi dị vật, phản xạ nhắm – mở mắt giúp mắt tránh nhiễm khuẩn với các yếu tố như khói, bụi, nước…

– Kết mạc: là một màng mỏng phủ trên phần màu trắng (củng mạc) của nhãn cầu, chứa các mạch máu. Chức năng chính của kết mạc là duy trì sự ổn định lớp nước mắt và tiết ra một số chất có trong nước mắt chống lại mọi sự xâm nhập vào giác mạc.

– Củng mạc: lớp vỏ của nhãn cầu, tạo nên hình dạng của con mắt (hình cầu).

– Giác mạc: có hình chỏm cầu, chính là phần cong nhất mà mắt thường có thể nhìn thấy khi nhìn vào con mắt. Giác mạc đóng vai trò như một thấu kính, hội tụ hình ảnh lên võng mạc, giúp ta có thể nhìn thấy vật.

– Mống mắt: là vòng sắc tố bao quanh đồng tử. Mống mắt quyết định màu mắt (đen, nâu, xanh…)

– Đồng tử ( con ngươi): là lỗ nhỏ màu đen, nằm ở trung tâm của mống mắt. Đồng tử có thể co lại hoặc giãn ra nhờ các cơ nằm trong mống mắt để điều chỉnh lượng ánh sáng vào mắt.

Bán phần sau của mắt bao gồm các bộ phận chỉ có thể thăm khám bằng các phương tiện chuyên khoa:

– Thủy dịch: chất dịch do thể mi tiết ra tiền phòng và hậu phòng (tiền phòng là khoang nằm giữa giác mạc và thể thủy tinh; hậu phòng là khoang nằm sau mống mắt), tạo nên áp lực (nhãn áp) để duy trì dạng hình cầu căng cho mắt và cung cấp dưỡng chất cho giác mạc và thủy tinh thể.

– Thể thủy tinh: cấu trúc trong suốt nằm phía sau đồng tử, có tác dụng như một thấu kính làm hội tụ ánh sáng trên võng mạc sau khi đi qua đồng tử.

– Võng mạc: là lớp trong cùng của nhãn cầu. Khi võng mạc nhận được ánh sáng nó sẽ truyền tín hiệu đến não thông qua hệ dây thần kinh thị giác, não bộ sẽ cho chúng ta ý thức về vật thể chúng ta đang nhìn thấy

Để hiểu một cách đơn giản, cơ chế hoạt động của mắt tương tự như cơ chế hoạt động của một chiếc máy ảnh.