Công an có được mở công ty không?

Nhu cầu mở công ty trên thị trường hiện nay là điều không hề hiếm lạ mà diễn ra hàng ngày hàng giờ để đáp ứng được việc mở rộng hoạt động kinh doanh. Nhưng không hẳn đối tượng nào cũng được phép mở công ty. Một vấn đề được đặt ra đó là việc công an có được mở công ty không? Để trả lời cụ thể cho vấn đề này, Luật Hùng Sơn sẽ hỗ trợ cho bạn đọc thông qua các quy định pháp luật sau.

Đối tượng bị cấm mở công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp

Để xem xét công an có được mở công ty không thì phải xác định được các đối tượng có quyền được thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Pháp luật cho phép mọi công dân đều có quyền được thành lập doanh nghiệp nhưng trừ ra một số trường hợp đặc biệt, được quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật này như sau:

– Tổ chức và cá nhân sau đây không có quyền được thành lập và quản lý doanh nghiệp ở tại Việt Nam:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân có sử dụng tài sản của Nhà nước để thành lập nên doanh nghiệp kinh doanh thu về lợi riêng cho cơ quan hoặc đơn vị của mình.
  • Cán bộ, công chức hoặc viên chức theo các quy định về Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hoặc các công nhân, viên chức quốc phòng làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc về Quân đội nhân dân; Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam. Nhưng trừ ra những người được cử làm đại diện theo phương thức ủy quyền để thực hiện quản lý phần vốn góp của Nhà nước ở tại doanh nghiệp.
  • Các cán bộ lãnh đạo hoặc quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhà nước nhưng trừ ra những người được cử làm đại diện theo phương thức ủy quyền để thực hiện quản lý phần vốn góp của Nhà nước ở tại doanh nghiệp.

Như vậy, với chức vụ là công an thì người đó sẽ không được phép mở công ty. Nếu như vẫn thực hiện tức là đã vi phạm các quy định của pháp luật về đối tượng cấm thành lập doanh nghiệp.

công an có được mở công ty

Công an vẫn có thể góp vốn và mua cổ phần của công ty

Tuy pháp luật về doanh nghiệp hạn chế quyền được mở công ty của công an nhưng có thể thực hiện góp vốn và mua cổ phần công ty như sau:

– Khoản 3 Điều 18 có quy định rằng các tổ chức và cá nhân có quyền được góp vốn, quyền được mua cổ phần, quyền được mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn trừ những trường hợp sau:

  • Cơ quan nhà nước hoặc là đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của Nhà nước để góp vốn vào trong doanh nghiệp để thu lợi riêng về cho cơ quan hoặc đơn vị của mình.
  • Các đối tượng không được quyền góp vốn vào trong doanh nghiệp theo các quy định của pháp luật về cán bộ và công chức.

– Công an vẫn có quyền được góp vốn, quyền được mua cổ phần, quyền được mua phần vốn góp của công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn nhưng không được làm quản lý khi tham gia góp vốn theo quy định tại Điều 37 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005.

– Và đối với công an, cũng chỉ được thực hiện các quyền trên trong những trường hợp tham gia vào loại hình doanh nghiệp cụ thể sau đây:

  • Nếu là công ty cổ phần thì công an chỉ được tham gia vào với tư cách là cổ đông của công ty.
  • Nếu là công ty hợp danh thì công an chỉ được tham gia với tư cách là thành viên góp vốn của công ty.
  • Nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn thì công an sẽ không được tham gia với bất kỳ tư cách nào đối với công ty. Bởi vì khi thực hiện góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn thì người đó tất nhiên sẽ trở thành người quản lý của công ty nhưng pháp luật lại cấm công an không được quản lý công ty.

Trên đây là các quy định của pháp luật về việc công an có được mở công ty không ty không. Câu trả lời là không, nhưng công an vẫn có thể tham gia góp vốn và mua phần vốn góp tương ứng với những loại hình được quy định phía trên. Nếu như bạn đọc có thắc mắc về vấn đề pháp lý nào, hãy liên hệ với Luật Hùng Sơn để đội ngũ tư vấn của chúng tôi hỗ trợ thật nhanh chóng và chính xác các thông tin pháp luật cụ thể cho bạn.