Cách phân biệt giữa công chức và viên chức dễ hiểu nhất

Từ trước đến ny thì khái niệm công chức, viên chức là một trong những thuật ngữ được các bậc cha mẹ nêu ra và định hướng cho con cháu mình cố gắng học tập để có thể trở thành công chức viên chức. Do đó, khi các bạn học sinh, sinh viên khi đến một độ tuổi nhất định cần có một sự nghiệp chắc chắn trong tay thì bố mẹ chúng ta vẫn luôn muốn chúng ta trở thành công chức và viên chức tại các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập,… Mặc dù là được nhắc đến rất nhiều những không phải ai cũng có thể hiểu một cách rõ ràng và chính xác không có chút nhầm lẫn nào về hai khái niệm này. Bởi vì có nhận định đấy là do hai khái niệm này rất dễ gây nhầm lẫn ở đông dảo mọi chủ thể khi họ chưa hiểu rõ và nắm chắc các nội dung quy định về thuật ngữ này.

Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

– Luật cán bộ, công chức năm 2008;

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức 2019;

– Luật viên chức 2010;

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức 2019.

1. Công chức và viên chức là gì?

Để có thể phân biệt được công chức là gì và viên chức là gì? trước hết trong nội dung mục 1 này tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc khái niệm về công chức và viên chức theo như quy định của pháp luật Việt Nam ban hành. Do đó, trên cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức 2019 công chức được định nghĩa một cách đơn giản là: “ Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”

Để giúp quý bạn đọc hiểu hơn về khái niêm công chức mà tác giả vừa nêu thì sẽ có một số ví dụ về đối tượng là công chức đó là: Chủ tịch UBND cấp huyện; Phó Chủ tịch UBND cấp huyện; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, tỉnh; Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, tỉnh; Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh; Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh; Thẩm phán, Thư ký Tòa tại Tòa án nhân các cấp; Kiểm sát viên tại các Viện kiểm sát các cấp.

Bên cạnh việc quy định về khái niệm thì cũng theo như quy định tại Luật này công chức được phân loại theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì sẽ dựa trên ngạch được bổ nhiệm, công chức và vị trí công tác, công chức mà được phân loại như sau:

Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân loại như sau:

+ Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;

+ Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;

+ Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;

+ Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên.

Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại như sau: Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Cũng như công chức thì viên chức cũng được quy định tại Luật Viên chức mà cụ thể: khái niệm viên chức quy định tại Điều 2 Luật viên chức 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức 2019 như sau: “ Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.

Đồng thời cũng theo như quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức 2019 thì viên chức được phân loại theo vị trí việc lmf và viên chức được phân loại trong từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp với các cấp độ từ cao xuống thấp

Ví dụ: Giáo viên tại những trường học công lập được coi là viên chức, Bác sỹ tại các bệnh viện công cũng chính là viên chức. Ngoài ra, kế toán tại các Tòa án, trường học công lập, một số đơn vị sự nghiệp công lập khác cũng là viên chức.

Từ hai khái niệm vừa được nêu ra thì có thể thấy rằng công chức và viên chức giống nhau ở một số đặc điểm như sau:

– Thứ nhất, đó chính là về điều kiện để trở thành công chức và viên chức đều là người có quốc tịch Việt Nam.

– Thứ hai, có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, đáp ứng các điều kiện để trở thành công chức, viên chức.

– Thứ ba, thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể, thường xuyên trong phạm vi được quy định.

– Thứ tư, được đảm bảo được hưởng về tiền lương, tiền công, và chế độ lao đông theo quy định của pháp luật.

– Cuối cùng, cả công chức và viên chức đều được tham gia bảo hiểm xã hội và được hưởng các chế độ về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Công chức được dịch với tên tiếng Anh là: “Civil servant”.

Viên chức được dịch với tên tiếng Anh là: “Officials”.

2. Cách phân biệt giữa công chức và viên chức dễ hiểu nhất:

Phân biệt công chức và viên chức chủ yếu dựa trên các tiêu chí như sau:

Về cơ chế trở thành công chức, viên chức

– Công chức phải là người Việt Nam, trở thành công chức theo hình thức tuyển dụng, bổ nhiệm và giữ chức danh theo nhiệm kỳ.

– Viên chức phải là công dân Việt Nam, trở thành viên chức thông qua hình thức tuyển dụng vào vị trí việc làm.

Về thời gian tập sự

– Với công chức thời gian tập sự được quy định riêng đối với từng ngạch, cấp bậc theo quy định của Chính phủ.

– Viên chức sẽ có thời gian tập sự quy định trong hợp đồng làm việc từ khoảng 03 tháng đến 12 tháng.

Về cấp bậc

– Công chức được phân thành các ngạch khác nhau.

– Viên chức được phân theo các chức danh nghề nghiệp.

Vị trí công tác

– Công chức làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở các cấp trung ương, tỉnh, huyện, quận, thị xã.

Làm việc trong các cơ quan, đơn vị của quân đội Nhân dân, Công an nhân dân và không phải trường hợp là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

– Viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc.

Nguồn chi trả lương

– Với công chức thì được ngân sách nhà nước chi trả.

– Với viên chức thì được nhận lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Các hình thức kỷ luật

– Đối với công chức có thể bị kỷ luật theo những hình thức: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.

– Với viên chức có thể bị kỷ luật theo các hình thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc, ngoài ra còn có thể bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp của mình.

Về tính chất công việc

– Công chức thực hiện các công việc nhân danh quyền lực nhà nước, thực hiện các nhiệm vụ quản lý và phải chịu trách nhiệm về công việc của mình trước Đảng và Nhà nước, trước nhân dân và đơn vị quản lý.

– Viên chức thực hiện các công việc do đơn vị quản lý giao cho mang tính chuyên môn nghiệp vụ, không có tính quyền lực nhà nước. Phải chịu mọi trách nhiệm trước đơn vị quản lý viên chức.

Hợp đồng làm việc:

– Công chức: Làm việc không theo chế độ hợp đồng. Mà công tác theo chế độ biên chế suốt đời.

– Viên chức: Thực hiện công việc theo chế độ hợp đồng

Bảo hiểm xã hội:

– Công chức: Không cần đóng bảo hiểm thất nghiệp

– Viên chức: Phải đóng bảo hiểm thất nghiệp

Ví dụ

– Công chức điển hình như: Kiểm sát viên, điều tra viên, Phó viện trưởng Viện kiểm sát, Thẩm phán, Chánh án, Phó chánh án, thư ký tòa các cấp, Chủ tịch UBND Huyện, …

– Viên chức điển hình như: Giảng viên trưởng Đại học Hà Nội, bác sĩ bệnh viện E,…

Căn cứ:

– Công chức: Luật cán bộ, công chức năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức 2019

– Viên chức: Luật viên chức 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức 2019

Từ những tiêu chí vừa được tác giả nêu ra ở trên thì có thể hiểu về sự khác nhau giữa công chức và viên chức dược pháp luật Công chức và pháp luật Viên chức ở việt Nam quy định rất rõ ràng và cụ thể về cơ chế trở thành công chức, viên chức; thời gian tập sự; cấp bậc; nguồn chi trả lương, Vị trí làm việc; hình thức kỷ luật; tính chất công việc; tham gia bảo hiểm; hợp đồng làm việc,… của 2 chức danh này là hoàn toàn khác nhau.