Công dân có các quyền cơ bản mà không gì có thể xâm phạm đến chúng. Đó chính là dân quyền – một trong những vấn đề được đông đảo quý bạn đọc quan tâm đến. Hiến pháp năm 2013 là cột mốc mới đánh dấu sự phát triển, tiến bộ của nền lập hiến Việt Nam về tư tưởng dân chủ, về tổ chức, kiểm soát quyền lực nhà nước, về bảo vệ các quyền con người, quyền công dân và về kĩ thuật lập hiến. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc thông tin và giải đáp thắc mắc về Quy định bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.
1. Quyền bình đẳng là gì?
Quyền bình đẳng là một quyền cơ bản của con người. Đó là quyền được xác lập tư các con người trước pháp luật; không bị pháp luật phân biệt đối xử, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau.
Bạn đang xem: Quy định bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân
Xem thêm : Toàn cầu hóa quá trình sản xuất (Globalization of Production) là gì?
Ví dụ 1: Anh B là con trai của chủ tịch tỉnh X, anh B cùng với chị C có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác. Khi đưa ra xét xử thấy hành vi của anh B có tính chất dã man, còn chị C là đồng phạm. Vì vậy toà tuyên án anh B là 2 năm 4 tháng tù còn chị C bị tuyên mức án là 1 năm 7 tháng tù. Như vậy có thể thấy rằng toà án căn cứ vào mức độ, tính chất và hành vi vi phạm để xác định hình phạt và mức án phạt. Cho dù anh B là con trai của chủ tịch tỉnh X thì cũng vẫn phải chịu mức án về hành vi của mình, không có sự thiên vị nào ở đây cả bởi anh B bình đẳng như mọi công dân Việt Nam khác về trách nhiệm pháp lý.
2. Quyền bình đẳng trước pháp luật
Bình đẳng trước pháp luật được coi là một trong những nguyên tắc Hiến định, nó không chỉ được thể hiện trong Hiến pháp năm 2013 mà còn được cụ thể hoá trong từng lĩnh vực cụ thể của quan hệ pháp luật. Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội”. Theo đó, mọi công dân, nam, nữ, thuộc các dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau trong một quốc gia đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
- Khoản 1, điều 3, Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lí do nào để phân biệt đối xử, được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản”
- Điểm b, khoản 1, điều 3 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: “Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội”.
- Điều 2, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này”.
- Khoản 1 điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: “Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân”.
3. Công dân bình đẳng trách nhiệm pháp lý
Xem thêm : Kết quả của quá trình phát triển ở thực vật có hoa là
Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý có nghĩa là công dân nào vi phạm pháp luật cũng phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật, được thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữa nhà nước với chủ thể vi phạm pháp luật, được các quy phạm pháp luật xác lập và điều chỉnh, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những hậu quả bất lợi. Những biện pháp cưỡng chế được quy định theo các quy phạm pháp luật.
- Cơ sở của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý chỉ xuất hiện khi trong thực tế xảy ra vi phạm pháp luật. Nếu trong thực tế không có vi phạm pháp luật thì không được truy cứu ai về trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm pháp lý chỉ được phép áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.
- Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo quy định của pháp luật mà không có sự phân biệt nào giữa các công dân.
Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý có ý nghĩa rất quan trọng. Việc đảm bảo sự bình đẳng này đã tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Ngoài ra, điều này còn tạo sự công bằng, văn minh, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật và để công dân được sống một cuộc sống an toàn, lành mạnh và được phát triển một cách đầy đủ và toàn diện.
Trên đây là nội dung Quy định bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung này. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp