Năm 2021, Ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam đang ngày càng phát triển đa dạng với quy mô lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng và đã tự chứng minh vai trò là một ngành công nghiệp trọng điểm.
- Sao Mộc Đức là gì, năm 2024 chiếu những mệnh nào? Tốt hay xấu? Cách cúng giải hạn chi tiết nhất
- Bí quyết nhuộm tóc xanh rêu để lên màu đẹp
- Uống nước chè xanh có giảm cân không?
- Top 10 cách làm hết mụn ở tuổi dậy thì tại nhà cho nam và nữ
- Đây là tuổi cấu trúc khuôn mặt của trẻ hoàn thiện, sau tuổi này khó để xinh đẹp hơn
- Sử dụng năng lượng sạch, “xanh hóa” trong ngành dệt may: Cơ hội và những thách thức
- Phát triển bền vững năng lượng tái tạo tại Việt Nam: Bài toán về tính linh hoạt của hệ thống điện và hệ thống lưu trữ năng lượng
Công nghiệp năng lượng là gì?
Công nghiệp năng lượng là cụm từ dùng để chỉ hàng loạt các ngành công nghiệp khác nhau, từ khai thác các dạng năng lượng như than, dầu mỏ, khí đốt… cho đến sản xuất điện năng.
Bạn đang xem: Tổng quan ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam
Công nghiệp năng lượng bao gồm những ngành nào?
Công nghiệp năng lượng bao gồm nhiều ngành khác nhau, vậy cụ thể công nghiệp năng lượng gồm những ngành nào?
Nhìn chung, công nghiệp năng lượng nước ta bao gồm hai ngành là: công nghiệp khai thác nguyên – nhiên liệu và công nghiệp điện lực. Về cơ bản, cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng được chia làm 2 nhóm ngành trên. Tuy nhiên, trong công nghiệp khai thác nguyên – nhiên liệu, có 2 ngành chính là công nghiệp khai thác than và công nghiệp khai thác dầu mỏ. Do vậy, có thể nói công nghiệp năng lượng gồm các ngành:
- Công nghiệp khai thác than
- Công nghiệp khai thác dầu khí
- Công nghiệp điện lực
Trong đó, công nghiệp khai thác than ở nước ta đã có từ lâu với hai hình thức khai thác chính là phương pháp lộ thiên và phương pháp hầm lò. Tại Việt Nam, phổ biến nhất là than antraxit (than anthracite), tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, chiếm khoảng 90% trữ lượng than cả nước. Ngoài than antraxit, ở nước ta còn có than nâu phân bố ở Đồng bằng sông Hồng và than bùn tập trung nhiều ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Xem thêm : Navigation
Khai thác than – một trong các ngành công nghiệp năng lượng tại Việt Nam (Ảnh minh họa internet)Công nghiệp khai thác dầu khí mới được hình thành từ năm 1986 nhưng sản lượng tăng liên tục. Dầu khí của nước ta phân bố chủ yếu ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa phía Nam, triển vọng nhất về trữ lượng cũng như khả năng khai thác là Bể Cửu Long và Nam Côn Sơn. Với trữ lượng khoảng vài tỉ tấn dầu mỏ và hàng trăm tỉ m3 khí, đây là nguồn nhiên liệu phong phú cho các nhà máy nhiệt điện và là nguyên liệu cho sản xuất phân đạm.
Việt Nam cũng có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp điện lực, sản lượng tăng rất nhanh. Trong cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn, thủy điện và nhiệt điện chiếm tỷ lệ cao nhất. Vài năm trở lại đây, trong cơ cấu nguồn điện có mấy loại năng lượng từ các nguồn mới năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió… Thống kê cơ cấu nguồn của hệ thống điện quốc gia năm 2020, ngành năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió, sinh khối) đã chiếm tỷ lệ khoảng 12%, trong đó riêng điện mặt trời đã chiếm hơn 10%.
Những ngành công nghiệp nào không thuộc ngành năng lượng? Tất cả những ngành công nghiệp không phải là 3 ngành trên đều không thuộc công nghiệp năng lượng, đó có thể là công nghiệp dầu khí, công nghiệp ô tô, công nghiệp dệt, công nghiệp hóa chất, công nghiệp luyện kim…
- Có nên lắp điện năng lượng mặt trời không, bao lâu hoàn vốn?
- 5 lợi ích thiết thực: Khi phát triển điện mặt trời cho doanh nghiệp
Đặc điểm ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam
Ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam có các đặc điểm nổi bật là: có thế mạnh lâu dài nhờ nguồn nguyên nhiên liệu phong phú, đa dạng, thị trường tiêu thụ rộng lớn và cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng khá phát triển; mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao; có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác. Những đặc điểm này đã chứng minh ngành công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta.
Tiềm năng thủy điện ở nước ta rất lớn nhờ hệ thống sông ngòi dày đặc, sông nhiều nước, chảy qua địa hình 3/4 đồi núi (Ảnh minh họa internet)Xem thêm : ĐĂNG KÝ ỨNG TUYỂN
Cụ thể, về thế mạnh nguồn nguyên nhiên liệu, ngoài tiềm năng khai thác than và dầu khí, nước ta còn có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió và thủy điện… Tiềm năng thủy điện ở nước ta rất lớn, vể lí thuyết công suất có thế đạt khoảng 30 triệu kW với sản lượng 260 – 270 tỉ kWh. Tiềm năng này đến từ hệ thống sông ngòi dày đặc, sông nhiều nước, chảy qua địa hình 3/4 đồi núi.
Trong đó, hệ thống sông Hồng và hệ thống sân Đồng Nai có tiềm năng khai thác thủy điện lớn nhất. Với nguồn bức xạ nhiệt khoảng 2.056 kW/m2/năm và kéo dài từ các tỉnh miền Trung đến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tài nguyên điện mặt trời của Việt Nam khá dồi dào. Bạn có thể xem chi tiết bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam theo từng khu vực tại đây : Cập nhật chi tiết bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam theo từng khu vực
Ngành công nghiệp năng lượng mang lại nhiều hiệu quả kinh tế xã hội cho đất nước. Theo đó, ngoài giá trị xuất khẩu lớn, ngành còn cung cấp năng lượng phục vụ hoạt động sản xuất phát triển kinh tế – xã hội, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều người. Năng lượng cũng là tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, được xem là một trong những điều kiện cơ sở hạ tầng vô cùng quan trọng cần đi trước một bước.
Công nghiệp năng lượng được đánh giá là ngành quan trọng, cơ bản, là cơ sở để phát triển công nghiệp hiện đại và là tiền đề của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đây cũng chính là những vai trò của ngành công nghiệp năng lượng.
Xem thêm:
- Điện mặt trời nông nghiệp: Tăng hiệu suất sử dụng đất đến 60%
- Phương pháp thiết kế hệ thống điện năng lượng mặt trời
Vũ Phong Energy Group
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp