Công thức phân tử của Isopren được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến công thức phân tử của Isopren. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi, lý thuyết bài tập liên quan. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Công thức phân tử của Isopren
Isopren là hiđrocacbon không no, mạch hở có hai liên kết đôi trong phân tử. Thuộc loại ankađien có hai liên kết đôi cách nhau bởi một liên kết đơn (ankađien liên hợp).
Bạn đang xem: Công thức phân tử của Isopren
Công thức phân tử của Isopren là C5H8
Công thức cấu tạo thu gọn: CH2=C(CH3)-CH=CH2
Tên gọi theo danh pháp quốc tế là 2-Metybuta-1,3-dien
Tính chất hóa học của Isopren
1. Phản ứng cộng hiđro
CH2=C(CH3)-CH=CH2 + 2H2 → CH3-CH(CH3)-CH2-CH3
2. Phản ứng cộng halogen và hiđro halogenua
3. Phản ứng trùng hợp
Khi có mặt chất xúc tác, ở nhiệt độ và áp suất thích hợp isopren tham gia phản ứng trùng hợp chủ yếu theo kiểu cộng 1,4 tạo thành các polime mà mỗi mắt xích có chứa 1 liên kết đôi ở giữa:
Poliisopren đều có tính đàn hồi cao nên được dùng để điều chế cao su tổng hợp. Loại cao su này có tính chất gần giống với cao su thiên nhiên.
4. Phản ứng đốt cháy
C5H8 + 7O2 → 5CO2 + 4H2O
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Công thức của cao su isopren là
A. (-CH2-CH=CH-CH2)n.
B. (-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n.
C. (-CH2-CH=CH-CH2-CH(C6H5)-CH2-)n.
D. (-CH2-CH=CH-CH2-CH(CN)-CH2)n.
Câu 2. Công thức phân tử của isopren là:
A. C5H10.
B. C5H8.
C. C4H8.
D. C4H6
Câu 3. ChoIsopren tham gia phản ứng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra tối đa bao nhiêu sản phẩm?
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Câu 4. Tiến hành thí nghiệm cho Isopren phản ứng với dung dịch HBr theo tỉ lệ mol 1:1. Sau phản ứng số sản phẩm tạo ra tối đa là bao nhiêu (không xét đồng phân hình học)?
A. 8.
B. 7.
C. 6.
D. 5.
Xem thêm : TRẺ EM UỐNG NƯỚC YẾN NHIỀU có tốt không?
Câu 5. Dẫn từ từ 4,2 gam hỗn hợp A gồm but-1-en và but-2-en lội chậm qua bình đựng dung dịch Br2, khi kết thúc phản ứng thấy có m gam brom phản ứng. m có giá trị là:
A. 12 gam.
B. 24 gam.
C. 36 gam.
D. 48 gam.
Câu 6. Phát biểu không đúng là
A. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit (C6H10O5)n nhưng xenlulozơ có thể kéo sợi, còn tinh bột thì không.
B. Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt và không bị thuỷ phân trong môi trường axit hoặc kiềm.
C. Phân biệt tơ nhân tạo và tơ tự nhiên bằng cách đốt, tơ tự nhiên cho mùi khét.
D. Đa số các polime đều không bay hơi do khối lượng phân tử lớn và lực liên kết phân tử lớn.
–
Hy vọng giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập, vận dụng tốt vào làm các dạng câu hỏi. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.
Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan
- C2H2 + H2 → C2H4
- C2H2 + HCl → C2H3Cl
- CH≡CH → CH2=CH-C≡CH
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Công thức phân tử của Isopren. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích để học tập tốt hơn nhé. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập mời các bạn tham khảo một số tài liệu: Trắc nghiệm Hóa học 11, Phương trình phản ứng hóa học…
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số nội dung liên quan:
- Anken thích hợp để điều chế 3-etylpentan-3-ol bằng phản ứng hiđrat hóa là
- Ứng với công thức phân tử C5H10 có bao nhiêu Anken đồng phân cấu tạo
- Để chuyển hóa Ankin thành Anken ta thực hiện phản ứng cộng H2 trong điều kiện có xúc tác
- Isopren tham gia phản ứng với dung dịch HBr theo tỷ lệ mol 1:1 tạo ra tối đa bao nhiêu sản phẩm cộng?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp