Tỉ khối của chất khí là gì?
Tỉ khối của chất khí là công thức xác định khối lượng mol của khí A (MA) so với khối lượng mol của khí B (MB). Từ nội dung của tỉ khối chất khí, các bạn học sinh có thể dễ dàng xác định được khí A nặng hẹ nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần hoặc khí A nặng hẹ nhẹ hơn không khí bao nhiêu.
Cách xác định khí A nặng hay nhẹ hơn không khí
“Để biết khí A nặng hay nhẹ hơn không khí và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần, ta so sánh khối lượng mol của khí A (kí hiệu là MA) với khối lượng “mol không khí” được xác định là 29 g/mol” (Sách giáo khoa Hóa học 8, Nhà Xuất Bản Giáo dục Việt Nam).
Bạn đang xem: Tỉ khối của chất khí là gì? Công thức tính tỉ khối chất khí
Chú ý:
Khối lượng mol không khí được định nghĩa là khối lượng mol của 0.8 mol khí nitơ (N2) và khối lượng của 0.2 mol khí oxi (O2). Vì vậy, khối lượng mol không khí = (28 x 0.8) + (32 x 0.2) = 29 (g/mol).
Ta có công thức: dA/kk = MA/29
Trong đó, dA/kk là tỉ khối của khí A đối với không khí.
Ví dụ minh họa:
Xác định khí cacbon dioxit nặng hay nhẹ hơn không khí? Và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần?
Theo công thức tính tỉ khối chất khí của khí A với không khí ta có dCO2/kk = MCO2/29 = 44/29 ~ 1.52
=> Kết luận: Khí CO2 nặng hơn không khí với tỉ lệ là xấp xỉ 1.52.
Kết luận công thức tính tỉ khối chất khí
Công thức tính tỉ khối chất khí được xác định như sau:
Khí A đối với khí B: dA/B = MA/ MB
Khí A đối với không khí: dA/kk = MA/ 29
Xem thêm: Mol là gì? Khối lượng Mol là gì?
Bằng cách nào có thể biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B
Để có thể biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần rất đơn giản, ta chỉ cần so sánh khối lượng mol của khí A (ký hiệu là MA) với khối lượng mol của khí B (ký hiệu là MB).
Xem thêm : Sinh năm 1998 năm 2022 bao nhiêu tuổi
Ta có công thức: dA/B = MA/ MB
Trong đó, dA/B là tỉ khối của khí A đối với khí B.
Ví dụ minh họa:
Hãy xác định khí oxi nặng hay nhẹ hơn khí hiđro và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần?
Trả lời: Dựa vào công thức xác định tỉ khối chất khí ta có:
Tỉ khối của O2/ H2 = Khối lượng mol của O2/ Khối lượng mol của H2 = 32/2 = 16.
Từ đó ta có thể kết luận rằng, không khí nặng hơn khí hiđro 16 lần.
Bài tập thực hành tỉ khối của chất khí
Công thức tính tỉ khối chất khí rất đơn giản, chỉ cần bạn chú ý theo dõi lý thuyết là có thể áp dụng thành thạo khi làm bài tập thực hành. Một vài bài tập trong SGK Hóa học 8 sẽ giúp bạn củng cố kiến thức kiến thức đã học.
Bài tập 1:
Có những khí sau: N2, O2 ,Cl2 , CO , SO2. Hãy cho biết:
a/ Những khí nào nặng hay nhẹ hơn khí hiđro bao nhiêu lần?
b/ Những khí nào nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?
Gợi ý trả lời:
a/ Khối lượng mol của khí hidro là 2g/ mol. Ta có thể dễ dàng tính:
dN2/H2 = 28/2 = 14 => Vì vậy Khí nito nặng hơn khí hidro 14 lần.
dO2/H2 = 32/1 = 16 => Khí oxi nặng hơn khí hiđro 16 lần.
Xem thêm : Có nên nuôi rùa tai đỏ?
dCl2/H2 = 71/2 = 35.5 => Khí clo nặng hơn hiđro 35.5 lần
dCO/H2 = 28/2 = 14 => Khí CO nặng hơn khí hiđro 14 lần.
dSO2/H2 = 64/2 = 32 => khí SO2 nặng hơn khí hiđro 32 lần.
b/ Khối lượng mol của không khí là 29. Ta có thể dễ dàng tính:
dN2/kk = 28/29 ~ 0.966 => Khí nitơ nhẹ hơn không khí và bằng xấp xỉ 0.966 lần không khí.
dO2/kk = 32/29 ~ 1.103 => Khí oxi nặng hơn không khí xấp xỉ 1.103 lần.
dCl2/kk = 71/29 ~ 2.448 => Khí clo nặng hơn không khí khoảng 2.448 lần
dCO/kk = 28/29 ~ 0.966 => Khí CO nhẹ hơn không khí và bằng xấp xỉ 0.966 lần không khí.
dSO2/kk = 64/29 ~ 2.207 => khí SO2 nặng hơn không khí khoảng 2.207 lần.
Bài tập 2:
Hãy tìm khối lượng mol của những khí:Có tỉ khối đối với oxi là: 1,375 ; 0,0625.
Gợi ý trả lời:
Gọi khối lượng mol của khí cần tìm lần lượt là MX và MY.
Ta có:
dX/O2 = dX/32 = MX/32 = 1.375 => MX = 44
dY/O2 = dY/32 = MY/32 = 0.0625 => MY = 2
Mong rằng những kiến thức về tỉ khối của chất khí mà Monkey đã tổng hợp trên đây cùng những ví dụ và bài tập thực hành áp dụng đã giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức bài học này. Cùng đón đọc nhiều chia sẽ hữu ích nữa của Monkey nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp