Nội dung trọng tâm toán lớp 3 chu vi hình chữ nhật

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video công thức tính chu vi hình chữ nhật lớp 3

Để học tốt toán lớp 3 chu vi hình chữ nhật con cần nắm chắc các tính chất của hình chữ nhật cũng như công thức tính toán chu vi hình chữ nhật. Chăm chỉ luyện tập các bài tập từ dễ tới nâng cao. Sau đây các con cùng vuihoc.vn khám phá bài học này nhé.

1. Giới thiệu chu vi hình chữ nhật

1.1 Hình chữ nhật là gì?

Hình chữ nhật là tứ giác có 4 góc vuông, có 2 cạnh dài bằng nhau và hai cạnh ngắn bằng nhau. Độ dài cạnh dài là chiều dài, độ dài cạnh ngắn là chiều rộng.

1.2 Chu vi là gì?

Chu vi là độ dài đường bao quanh của một hình.

1.3 Chu vi hình chữ nhật là gì?

Chu vi hình chữ nhật bằng chiều dài cộng chiều rộng (cùng đơn vị đo) tất cả nhân 2.

Ví dụ: cho hình chữ nhật ABCD, có chiều dài là 5cm, chiều rộng là 4cm. Tính chu vi hình chữ nhật.

Bài làm

Chu vi hình chữ nhật là:

(4 + 5) x 2 = 18 (cm)

Đáp số: 18cm

2. Công thức chu vi hình chữ nhật

Định nghĩa chu vi hình chữ nhật

3. Các dạng bài tập toán lớp 3 chu vi hình chữ nhật

3.1. Dạng 1: Tính chu vi hình chữ nhật biết chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật

3.1.1. Phương pháp làm:

Áp dụng công thức tính chu vi hình chữ nhật: (a + b) x 2.

3.1.2. Bài tập

Bài 1: Tính chu vi hình chữ nhật, biết chiều dài và chiều rộng.

Chiều rộng

5cm

8m

14cm

20cm

24cm

Chiều dài

7 cm

16m

16cm

24cm

36cm

Chu vi hình chữ nhật

(5 + 7) x 2

= 24cm

(8 + 16) x 2

= 48m

(14 + 16) x 2

= 60cm

20 + 24 x 2 = 88cm

(24 + 36) x 2 = 120cm

3.1.3. Bài giải

Bài 1

Chiều rộng

5cm

8m

14cm

20cm

24cm

Chiều dài

7cm

16m

16cm

24cm

36cm

Chu vi hình chữ nhật

(5 + 7) x 2

= 24cm

(8 + 16) x 2

= 48m

(14 + 16) x 2

= 60cm

20 + 24 x 2 = 88cm

(24 + 36) x 2 = 120cm

3.2. Dạng 2: So sánh chu vi các hình chữ nhật

3.2.1. Phương pháp làm:

Bước 1: Tính chu vi của từng hình

Bước 2: Đi so sánh chu vi của các hình, chú ý phải cùng đơn vị đo

3.2.2. Bài tập

Bài 1: So sánh chu vi các hình chữ nhật

a) Cho hình chữ nhật ABCD biết chiều dài là 5cm, chiều rộng là 4cm và hình chữ nhật MNPQ biết chiều dài 2dm, chiều rộng 1dm.

b) Chiếc khăn hình chữ nhật biết chiều dài 18cm, chiều rộng là 14cm và quyển sách hình chữ nhật biết chiều dài 17cm, chiều rộng 15cm.

3.2.3. Bài giải

a) Chu vi hình chữ nhật ABCD là:

(4 + 5) x 2 = 18 (cm)

Chu vi hình chữ nhật MNPQ là:

(1 + 2) x 2 = 6 (dm)

Vì chưa cùng đơn vị đo nên trước khi so sánh phải đưa về cùng đơn vị.

Đổi chu vi hình chữ nhật MNPQ 6 dm = 60cm

Vì 18cm

b) Chu vi chiếc khăn hình chữ nhật là (18 + 14) x 2 = 64 (cm)

Chu vi quyển sách hình chữ nhật là: ( 15 + 17) x 2 = 64 (cm)

Vậy chu vi chiếc khăn hình chữ nhật = chu vi quyển sách hình chữ nhật

3.3. Dạng 3: Cho biết chu vi hình chữ nhật, biết chiều dài hoặc chiều rộng. Tìm độ dài cạnh còn lại.

3.3.1. Phương pháp làm:

Cách tìm độ dài của 1 cạnh chưa biết

3.3.2. Bài tập

Bài 1: Tìm một cạnh của hình chữ nhật

Một bức tranh hình chữ nhật có chu vi là 10m, chiều dài 3m. Tìm chiều rộng bức tranh.

Bài 2: Một cái sân hình chữ nhật có chu vi là 30m, biết chiều dài gấp đôi chiều rộng sân. Tìm chiều dài và chiều rộng sân.

3.3.3. Bài giải

Bài 1

Nửa chu vi bức tranh là:

10 : 2 = 5 (m)

Chiều rộng của bức tranh là:

5 – 3 = 2 (m)

Bài 2

Gọi chiều rộng sân là a

Theo đề bài có chiều dài gấp đôi chiều rộng nên có chiều dài sân là 2 x a

Nửa chu vi hình chữ nhật là (chiều dài + chiều rộng) = 15m

Thay chiều dài và chiều rộng vào ta có: 2 x a + a = 15

3 x a = 15

a = 5

Vậy chiều rộng sân là 5m, chiều dài sân là 10m.

Ngoài dạng toán lớp 3 chu vi hình chữ nhật ra các phụ huynh có thể tham khảo thêm các khóa học toán trên vuihoc.vn để giúp các em củng cố tốt kiến thức, chinh phục môn toán tốt hơn!