Hướng dẫn cách tính cổ tức trên mỗi cổ phiếu [Mới nhất 2024]

Hiện nay có nhiều cách đầu tư để sinh lợi nhuận, trong đó không thể không kể đến việc đầu tư vào cổ phiếu. Khi ấy, các nhà đầu tư cần nắm rõ cách tính cổ tức trên mỗi cổ phiếu là bao nhiêu, có đạt tiêu chuẩn mình đưa ra hay không để đưa ra quyết định đầu tư một cách đúng đắn nhất? Vậy làm thế nào để biết được điều này? Bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC sẽ chia sẻ về cách tính cổ tức trên mỗi cổ phiếu, mời các bạn cùng theo dõi

cach-tinh-co-tuc-tren-moi-co-phieu

Cách tính cổ tức trên mỗi cổ phiếu

1. Cổ tức trên mỗi cổ phiếu được hiểu như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020: “Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty cổ phần sau khi đã thực hiện nghĩa vụ tài chính.”

Theo đó, Doanh nghiệp trả cổ tức cho cổ đông sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.

Ngoài ra, về tỷ lệ chi trả cổ tức trên cổ phiếu là tỉ lệ của tổng số tiền cổ tức doanh nghiệp chi trả cho cổ đông trên thu nhập ròng. Đây là tỷ lệ phần trăm thu nhập mà doanh nghiệp trả cho cổ đông dưới dạng cổ tức.

Cụm từ “Chứng khoán” không còn quá xa lạ với nhiều người, đặc biệt là những nhà đầu tư. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về chứng khoán? Để trả lời những câu hỏi này, mời các bạn cùng đọc bài viết: Chứng khoán là gì?

2. Cách tính cổ tức trên mỗi cổ phiếu

2.1. Cổ tức trên mỗi cổ phiếu

Công thức tính cổ tức trên mỗi cổ phiếu được xác định như sau:

Cổ tức trên mỗi cổ phiếu

=

Tổng cổ tức chi trả

:

Cổ phiếu đang lưu hành

hoặc:

Cổ tức trên mỗi cổ phiếu

=

Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS)

x

Tỷ lệ chi trả cổ tức

Trong đó:

Tỷ lệ chi trả cổ tức (%)

=

Cổ tức hàng năm trên mỗi cổ phiếu

:

Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu

=

Cổ tức

:

Thu nhập ròng

Khi đầu tư vào cổ phiếu thì lợi nhuận thu được dựa trên: Cổ tức nhận được và lợi nhuận sau khi giao dịch mua bán cổ phiếu. Vậy nên khi chia cổ tức sẽ làm cho mức giá cổ phiếu thay đổi. Khi đó:

P’ = (P + (Pa x a) – C) / (1+a+b).

P’ là giá cổ phiếu thay đổi sau khi chia cổ tức.

P : là giá trị thực của cổ phiếu ở thời điểm hiện tại khi chưa chi trả cổ tức.

Pa: Giá cổ phiếu mà doanh nghiệp mới phát hành bổ sung để giúp các nhà đầu tư sử dụng kèm theo ưu đãi đặc biệt.

a: Phần trăm cổ phiếu mà công ty phát hành thêm để cung cấp cho nhà đầu tư quyền mua với giá cực kỳ ưu đãi.

b: Phần trăm tỷ lệ doanh nghiệp chia và nhận bằng cổ phiếu.

c: Cổ tức nhận được bằng tiền mặt của mỗi cổ đông.

2.2. Tỷ lệ chi trả cổ tức

Cách tính tỷ lệ chi trả cổ tức như sau:

Tỷ lệ chi trả cổ tức (%) = Cổ tức hàng năm trên mỗi cổ phiếu / Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu = Cổ tức / Thu nhập ròng

Hay:

Tỷ lệ chi trả cổ tức (%) = 1 – Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại

Ý nghĩa:

– Tỷ lệ chi trả cổ tức thể hiện sự tương quan giữa số cổ tức trả cho cổ đông và lợi nhuận giữ lại của công ty để tái đầu tư mở rộng kinh doanh, trả nợ,…

– Tỷ lệ chi trả cổ tức thể hiện mức độ tăng trưởng, phát triển của công ty. Một số công ty hoạt động hiệu quả, phát triển ổn định có tỷ lệ chi trả cổ tức cao. Ngược lại, đối với công ty có kế hoạch tái đầu tư nhằm mục đích mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư vào thị trường mới có thể sử dụng phần lớn hoặc tất cả lợi nhuận có được để tái đầu tư, khi đó tỷ lệ chi trả cổ tức có tỷ lệ thấp hoặc thậm chí bằng 0.

3. Lợi ích khi nhận cổ tức trên mỗi cổ phiếu

  • Đối với nhà đầu tư: Nhận cổ tức trên mỗi cổ phiếu sẽ không bị đánh thuế 2 lần và tăng tính thanh khoản hơn cho thị trường.
  • Đối với công ty: Việc trả cổ tức trên cổ phiếu sẽ giúp công ty giữ lại được nguồn vốn. sau đó tiếp tục mở rộng kinh doanh hoặc là vượt qua được giai đoạn khó khăn.

4. Điều kiện nhận cổ tức của cổ phần phổ thông trong công ty cổ phần

Theo khoản 2 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định điều kiện chi trả cổ tức của cổ phần phổ thông trong công ty cổ phần là:

– Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

– Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;

– Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

5. Những câu hỏi thường gặp

5.1. Tại sao giá cổ phiếu được thay đổi giảm khi chia cổ tức?

Người đầu tư khi mua 1 cổ phiếu sẽ thu được lợi nhuận từ: (1) cổ tức nhận được, và (2) chênh lệch giá bán đối với giá mua cổ phiếu.

Tâm lý chung nếu như không điều chỉnh khuyến mãi cổ phiếu một khi chia cổ tức, thì người đầu tư sẽ có xu hướng mong muốn nắm giữ cổ phiếu trước ngày chia cổ tức, khiến cho cầu về cổ phiếu phát triển, đẩy giá nâng cao.

Nhưng sau ngày chia cổ tức, người đầu tư lại không mong muốn nắm giữ cổ phiếu nữa, do phải đợi tận 1 năm sau mới nhận thêm cổ tức, nên sở hữu khuynh hướng mơ ước bán cổ phiếu, kéo đến cung cổ phiếu phát triển, đẩy giá cổ phiếu giảm.

Việc mất cân đối cung cầu cổ phiếu trước ngày chia cổ tức (ngày giao dịch không hưởng quyền) sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản của cổ phiếu, giá cổ phiếu chuyển đổi lớn, nên để làm giảm trạng thái trên, giá cổ phiếu được thay đổi giảm (theo phần trăm nhận cổ tức) đảm bảo công bằng cho người mua – người bán vào ngày chia cổ tức.

5.2. Nhà đầu tư khi tính cổ tức cần lưu ý những gì?

Khi tìm hiểu cách tính cổ tức, nhiều người còn có sự nhầm lẫn về giá cổ phiếu được áp dụng. Các nhà đầu tư khi đọc các thông báo về tỷ lệ chi trả cổ tức của doanh nghiệp lên đến 50%, 60%, họ đã ngay lập tức lấy con số này nhân với giá cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường để tính cổ tức.

Tuy nhiên, cổ tức thực nhận sẽ được áp dụng với mệnh giá theo quy định của pháp luật là 10.000 đồng. Vì vậy không quá bất ngờ khi một số thông tin về cổ tức một cổ phiếu chỉ từ vài trăm đồng đến vài nghìn đồng/cổ phiếu.

Việc tính được cổ tức thực nhận giúp nhà đầu tư xác định chính xác các chỉ số như tỷ suất cổ tức, lợi nhuận trên mỗi cổ phần,… Từ đó so sánh có nên tiếp tục nắm giữ để nhận cổ tức, hay bán ra và lựa chọn giao dịch mua đi bán lại để hưởng giá chênh lệch, hoặc tìm kiếm kênh đầu tư tốt hơn.

Bên cạnh đó, nếu bạn thấy doanh nghiệp trả cổ tức cho một cổ phần quá thấp (dưới 1.000 đồng), đừng vội chê và suy nghĩ tiêu cực. Thực tế họ đang giữ lại phần lớn lợi nhuận để tiếp tục đầu tư phát triển trong dài hạn, cổ tức nhận có thể thấp hơn nhưng kỳ vọng tăng trưởng của nó trong tương lai rất lớn.

5.3. Các hình thức trả cổ tức, thuế cổ tức chứng khoán?

Hình thức trả cổ tức gồm: Trả cổ tức bằng tiền và cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng (bản chất giống hệt như trả cổ tức bằng cổ phiếu). Ngoài ra, còn có quyền mua cổ phiếu ưu đãi. Cổ tức bằng tiền sẽ làm giảm lượng tiền của doanh nghiệp trong việc kinh doanh, nhưng suy cho cùng đó mới là mục đích chính của kinh doanh. Cổ tức bằng cổ phiếu, công ty sẽ phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ đông, thay vì tiền mặt nhằm giữ lại tiền cho hoạt động kinh doanh của mình. Thuế cổ tức chứng khoán: Khi nhận cổ tức bạn sẽ bị đánh thuế 5%

5.4. Bản chất công thức điều chỉnh giá khi chia cổ tức là gì?

Công thức điều chỉnh giá khi chia cổ tức được thực hiện theo Định luật bảo toàn vốn hóa và dòng tiền. Hiểu đơn giản: ở góc độ toán học chia cũng như không chia. Khi đó, tổng vốn hóa và tiền – trước và sau ngày giao dịch không hưởng quyền là bằng nhau.

Trên đây, Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp một số thông tin về cách tính cổ tức trên mỗi cổ phiếu. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc mắc gì về cách tính cổ tức trên mỗi cổ phiếu hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng! Email: [email protected] Hotline: 1900 3330 Zalo: 084 696 7979

✅ Cách tính: ⭕ Cổ tức trên cổ phiếu ✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói – Tận Tâm ✅ Zalo: ⭕ 0846967979 ✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc ✅ Hotline: ⭕ 1900.3330