Thực tiễn là gì? Các hoạt động cơ bản của thực tiễn là gì? Thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức. Dưới đây là bài viết của Luật Hùng Sơn xoay quanh vấn đề thực tiễn mời bạn đọc theo dõi.
Thực tiễn là gì?
Thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng cơ bản của triết học Mác Lê Nin nói chung và là nền tảng của lý luận nhận thức Macxit nói riêng. Đây chính là một phạm trù đã được nghiên cứu từ rất lâu cùng với nhiều quan điểm khác nhau. Sau cùng, kế thừa các quan điểm trước đó, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra quan điểm về thực tiễn như sau: Thực tiễn chính là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính chất lịch sử- xã hội của cong người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
Bạn đang xem: Thực tiễn là gì? Đặc điểm của thực tiễn là gì?
Ví dụ về thực tiễn?
Ví dụ như hoạt động thu hoạch táo của nông dân, sử dụng dụng cụ cắt, hái để thu hoạch táo dùng làm thức ăn để ăn; hoạt động lao động của các công nhận trong nhà máy xí nghiệp, tác động máy móc len các loại vải để tạo thành sản phẩm hoàn thiện như quần áo,… phục vụ nhu cầu của con người.
Đặc điểm của thực tiễn là gì?
Các đặc điểm của thực tiễn:
– Hoạt động thực tiễn là hoạt động mà con người sử dụng các công cụ vật chất tác động vào các đối tượng vật chất khác để biến đổi chúng theo mục đích của mình.
– Thực tiễn là hoạt động vật chất có mục đích.
Hoạt động thực tiễn chính là hoạt động bản chất của con người, chỉ con người có hoạt động thực tiễn. Con người có mục đích rõ ràng nhằm cải tạo thế giới để thỏa mãn nhu cầu của mình, thích nghi với môi trường. Con người tiến hành lao động sản xuất để nuôi sống mình. Để lao động hiệu quả, con người tạo ra các công cụ lao động, từ đó tạo ra các vật chất khác.
– Hoạt động thực tiễn mang tính lịch sử và xã hội
Thực tiễn chính là phản ánh lịch sử phát triển của loài người.
Các hoạt động cơ bản của thực tiễn
Xem thêm : Kỹ thuật trồng hoa Dạ Yến Thảo trong chậu
– Hoạt động sản xuất vật chất: đây là hình thức cơ bản và đầu tiên của thực tiễn; là hoạt động phổ biến khắp mọi nơi trong cuộc sống như: trồng rau, lá, hoa màu, cây trái, các hoạt động sản xuất ô tô, giày dép, quần áo,… Đây chính là hoạt động mà con người sử dụng các công cụ lao động để tác động vào tự nhiên tạo ra của cải và các điều kiện thiết yếu để đáp ứng nhu cầu và duy trì cuộc sống.
– Hoạt động chính trị xã hội: đây là hoạt động của các tổ chức cộng đồng người khác nhau trong xã hội để cải biến các mối quan hệ, thúc đẩy xã hội phát triển; Ví dụ như: bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội bỏ phiếu tán thành,…
– Thực nghiệm khoa học: đây chính là một hình thức đặc biệt của thực tiễn, hoạt động được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra giống hoặc gần giống hoặc lặp lại trạng thái tự nhiên của xã hội và của tự nhiên để xác định, nghiên cứu quy trình biến đổi; Dạng hoạt động thực tiễn này đóng góp vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của xã hội.
Vai trò thực tiễn đối với nhận thức
– Thực tiễn chính là cơ sở, mục đích, động lực chủ yếu của nhận thức
+ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức:
Thực tiễn cung cấp tài liệu cho nhận thức. Bằng hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới để thế giới bộc lộ những thuộc tính, quy luật để con người nhận thức chúng. Bởi lẽ con người quan hệ với thế giới trực tiếp bằng thực tiễn chứ không phải lý luận. Chính từ thực tiễn mà con người nhận thức, phát triển lý luận, xây dựng thành các lí lẽ khoa học.
+ Thực tiễn là mục đích của nhận thức:
Vì cho dù từ khía cạnh hay vấn đề gì thì cũng quay về để phục vụ mục đích thực tiễn. Nhận thức mà không để phục vụ thực tiễn thì không phải nhận thức đúng nghĩa.
+ Thực tiễn là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức:
Xem thêm : Kiểm soát phân tầng xã hội, góp phần bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa
Thực tiễn cung cấp nhiều năng lượng nhanh chóng nhất giúp cho con người nhận thức ngày càng toàn diện về thế giới. Trong quá trình hoạt động thực tiễn làm biến đổi thế giới, con người cũng biến đổi bản thân để phát triển, nâng cao năng lực trí tuệ, thể chất, nhờ đó mà con người ngày càng đi sâu vào nhận thức thế giới, khám phá thế giới, làm cho phong phú thêm kiến thức về thế giới.
– Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
Theo các nhà khoa học Mác – Lênin đã khẳng định: Vấn đề tìm hiểu xem tư duy con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà là một một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người cần phải chứng minh chân lý. Tất nhiên, nhận thức khoa học có tiêu chuẩn riêng, đó chính là tiêu chuẩn logic Nhưng tiêu chuẩn logic không thể thay thế cho tiêu chuẩn thực tiễn và xét đến cùng thì nó cũng phụ thuộc vào tiêu chuẩn thực tiễn.
Chúng ta cần phải hiểu thực tiễn chính là tiêu chuẩn của chân lý một cách biện chứng. Tiêu chuẩn này vừa có tính tuyệt đối lại vừa có tính tương đối:
+ tiêu chuẩn thực tiễn có tính tuyệt đối vì đó là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm ra chân lý. Thực tiễn ở mỗi giai đoạn lịch sử có thể xác nhận được chân lý.
+ tiêu chuẩn thực tiễn có cả tính tương đối do thực tiễn không đứng yên một chỗ mà luôn biến đổi và phát triển. Thực tiễn chính là quá trình và được thực hiện bởi con người nên không thể tránh khỏi có các yếu tố chủ quan.
Tiêu chuẩn thực tiễn không cho phép những tri thức của con người thành những chân lý tuyệt đối cuối cùng tình vì trong quá trình phát triển của thực tiễn và nhận thức những tri thức đạt được trước kia và hiện nay vẫn có thị phải thường xuyên chịu kiểm nghiệm bởi thực tiễn tiếp theo và tiếp tục được bổ sung chỉnh sửa và ngày càng phát triển hoàn thiện hơn.
Trên đây là toàn bộ bộ quan điểm của Luật Hùng Sơn về thực tiễn, nếu còn những vướng mắc liên quan vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6518 để được tư vấn chi tiết. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp