GRDP bình quân đầu người được tính thế nào?

Cách tính GRDP bình quân đầu người

Cách tính GRDP bình quân đầu người (Hình từ internet)

GRDP là gì?

GRDP là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong một khoảng thời gian nhất định.

Điều này có nghĩa trong GRDP không tính các giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đã sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. GRDP biểu thị kết quả sản xuất do các đơn vị thường trú tạo ra trong lãnh thổ kinh tế của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Xem thêm >>TẠI ĐÂY

GRDP bình quân đầu người được tính thế nào?

Theo Quyết định 05/2023/QĐ-TTg thì GRDP bình quân đầu người được tính bằng cách chia GRDP trong năm cho dân số trung bình của địa bàn trong năm tương ứng.

GRDP bình quân đầu người có thể tính theo giá hiện hành, tính theo nội tệ hoặc ngoại tệ; cũng có thể tính theo giá so sánh để tính tốc độ tăng.

Công thức tính GRDP bình quân đầu người:

GRDP bình quân đầu người (VND/người)

=

GRDP trong năm (tính bằng VND)

Dân số trung bình trong cùng năm

GRDP bình quân đầu người tính bằng ngoại tệ được tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái (hiện hành) và tỷ giá sức mua tương đương.

GRDP (theo USD hoặc sức mua tương đương)

=

GRDP trong năm (tính bằng VND)

Tỷ giá hối đoái VND/USD hoặc tỷ giá sức mua tương đương bình quân năm

GRDP bình quân đầu người (theo USD hoặc sức mua tương đương)

=

GRDP (theo USD hoặc sức mua tương đương)

Dân số trung bình trong cùng năm

GRDP bình quân đầu người được công bố hàng năm.

– Dân số trung bình là số lượng dân số tính bình quân cho cả một thời kỳ.

– Tỷ giá của Đồng Việt Nam (VND) với Đô la Mỹ (USD) do Tổng cục Thống kê công bố căn cứ vào báo cáo của ngân hàng nhà nước; tỷ giá sức mua tương đương do Tổng cục Thống kê tính toán căn cứ vào số liệu công bố của Tổ chức Ngân hàng thế giới.

GRDP bình quân đầu người và thu nhập bình quân đầu người khác nhau thế nào?

Thu nhập bình quân đầu người 01 tháng được tính bằng cách chia tổng thu nhập trong năm của hộ dân cư cho tổng dân số và chia cho 12 tháng.

Công thức tính:

Thu nhập bình quân đầu người 01 tháng

=

Tổng thu nhập trong năm của hộ dân cư

: 12

Thu nhập của hộ dân cư là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật thu được sau khi trừ chi phí sản xuất mà hộ dân cư và các thành viên của hộ dân cư nhận được trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).

Thu nhập của hộ dân cư bao gồm:

– Thu từ tiền công, tiền lương;

– Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (sau khi đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất);

– Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thủy sản (sau khi đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất);

– Thu khác được tính vào thu nhập như thu do biếu, mừng, lãi tiết kiệm,…

Các khoản thu không tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh,…

Nếu dựa vào cách tính này thì thu nhập bình quân đầu người sẽ phản ánh chính xác hơn mức sống của dân cư. Và với một nước đang phát triển, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài như Việt Nam thì con số GRDP bình quân đầu người sẽ cao hơn thu nhập bình quân đầu người.

Top 10 tỉnh thành phố có GRDP bình quân đầu người cao nhất năm 2022

1. Bà Rịa – Vũng Tàu: 331,1 triệu đồng/người/năm

2. Quảng Ninh: 197,6 triệu đồng/người/năm

3. Hải Phòng: 174,9 triệu đồng/người/năm

4. Bắc Ninh: 171,4 triệu đồng/người/năm

5. Bình Dương: 168,8 triệu đồng/người/năm

6. Thành phố Hồ Chí Minh: 158,5 triệu đồng/người/năm

7. Hà Nội: 141,8 triệu đồng/người/năm

8. Đồng Nai: 133,6 triệu đồng/người/năm

9. Vĩnh Phúc: 127,9 triệu đồng/người/năm

10. Thái Nguyên: 112,4 triệu đồng/người/năm