Công thức tính ngày công thực tế như thế nào?

Trên thực tế, nếu hợp đồng giữa người sử dụng lao động và người lao động có quy định trả lương hàng tháng thì ngày làm việc sẽ là căn cứ để tính lương cho người lao động. Khi đó, bất kể người lao động làm việc bao nhiêu ngày thì tiền lương sẽ được tính theo số ngày làm việc thực tế tại thời điểm ký hợp đồng. Vậy Công thức tính ngày công thực tế cho ngày công chuẩn như thế nào? Cùng LSX tìm hiểu nhé

Quy định về thời giờ làm việc

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, khuyến khích việc ký kết các hợp đồng đảm bảo những điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động so với những điều kiện mà pháp luật lao động yêu cầu. Pháp luật quy định về thời giờ làm việc như sau:

Căn cứ Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Thời giờ làm việc bình thường

  1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
  2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
  3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.Như vậy, ngày công chuẩn có thể hiểu là ngày công đúng theo quy định pháp luật về thời gian làm việc trong một ngày. Ngày công chuẩn theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 là làm đủ 08 tiếng/ 01 ngày, không quá 24 hoặc 26 ngày trong 01 tháng.

Công thức tính ngày công thực tế

Công ty trả lương cho nhân viên bằng tiền mặt hoặc thông qua chuyển khoản cá nhân bằng số tài khoản. Hiện nay, việc trả lương bằng số tài khoản thường được lựa chọn nhiều hơn do tính tiện lợi, nhanh chóng và chính xác, tránh sai sót trong việc tính toán thừa, thiếu của người lao động.

Căn cứ tiết a3 điểm a khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Hình thức trả lương theo Điều 96 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:

  1. Căn cứ vào tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và trả lương khoán như sau:a) Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, cụ thể:…a3) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;…Theo đó, ngày công tính lương một ngày sẽ được tính bằng tiền lương của tháng chia cho số ngày làm việc.
  • Nếu tháng đó người lao động không nghỉ ngày nào thì người lao động sẽ được hưởng trọn tiền lương tháng đó.
  • Nếu tháng đó người lao động có nghỉ không hưởng lương thì cách tính tiền lương như sau:
  • Số tiền lương một ngày làm việc = Tiền lương tháng / ngày công thực tế
  • Tiền lương người lao động được nhận = Tiền lương tháng – Số tiền lương một ngày làm việc x Số ngày người lao động nghỉ không lương.

Cách tính ngày công trong tháng có ngày lễ, Tết

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ lễ, tết

  1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);b) Tết Âm lịch: 05 ngày;c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
  2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
  3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.Như vậy, những ngày lễ, Tết được coi là những ngày nghỉ hưởng nguyên lương, vì thế số công làm việc trong tháng vẫn được giữ nguyên.
Công thức tính ngày công thực tế như thế nào

Tính tiền lương tháng dựa trên số ngày công làm việc như thế nào?

Hiện nay, pháp luật cho phép trên cơ sở sự thỏa thuận của hai bên Người sử dụng lao động và người lao động sẽ quy định hình thức trả lương cụ thể. Theo quy định tại Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, hình thức trả lương sẽ dựa trên các cách như sau:

– Trả tiền lương cho người lao động hưởng lương theo thời gian: khi đó người sử dụng lao động dựa trên thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động để tiến hành chi trả, cụ thể là:

+ Tiền lương tháng làm việc được chi trả cho một tháng làm việc:

Hiện nay, theo quy định của luật ngày công trong tháng sẽ được tính theo các cách tính như sau:

Cách 01:

Lương tháng = Lương + Phụ cấp (nếu có)/ ngày công chuẩn của tháng (24 ngày hoặc 26 ngày) x số ngày làm việc thực tế.

Cách 02:

Lương tháng = Lương + Phụ cấp (nếu có)/ (số ngày trong tháng – số ngày nghỉ hằng tuần) x số ngày đi làm thực tế.

Một tuần làm việc sẽ được chi trả tiền lương theo một tuần. Đối với trường hợp trong hợp đồng lao động hai bên có thỏa thuận về tiền lương chi trả theo tháng thì khi đó tiền lương chi trả theo tuần được tính như sau: lấy tiền lương chi trả theo tháng nhân với 12 tháng và chia 52 tuần.

+ Chi trả lương cho một ngày làm việc theo ngày.

Tuy nhiên đối với trường hợp trong hợp đồng lao động có thỏa thuận chi trả tiền lương theo tháng, khi đó tiền lương ngày = tiền lương tháng / cho số ngày làm việc bình thường trong tháng.

Còn đối với trường hợp trong hợp đồng lao động có thỏa thuận tiền lương theo tuần, khi đó tiền lương theo ngày = tiền lương tuần / cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Chi trả tiền lương làm việc trong một giờ làm việc: nếu như trong hợp đồng lao động có thỏa thuận về mặt tiền lương trả theo tháng, theo tuần hoặc theo ngày thì khi đó tiền lương theo giờ = tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày.

– Tiền lương trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm:

Việc người sử dụng lao động chi trả tiền lương trong trường hợp này sẽ dựa trên cơ sở khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành công việc của người lao động như thế nào.

Công thức tính lương theo sản phẩm:

Lương = Số lượng sản phẩm x Đơn giá lương một sản phẩm

Và thực tế hiện nay, các doanh nghiệp thường sử dụng cách trả lương này để đáp ứng đúng với năng lực của người lao động.

– Tiền lương trả cho người lao động hưởng lương khoán:

Việc người sử dụng lao động chi trả tiền lương trong trường hợp này sẽ căn cứ dựa trên khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành. Thường doanh nghiệp áp dụng hình thức chi trả lương này khi sản phẩm mang tính chất thời vụ, ngắn hạn, sản phẩm không theo quy chuẩn nào.

Công thức tính lương khoán như sau:

Lương = Mức lương khoán x tỉ lệ % hoàn thành công việc

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Công thức tính ngày công thực tế” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp