Tài sản lưu động là loại tài sản không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu thông tin chi tiết về tài sản lưu động là gì qua định nghĩa, vai trò cũng như công thức tính tài sản lưu động bình quân chính xác qua bài viết dưới đây!
1. Tài sản lưu động là gì?
Tài sản lưu động là những tài sản dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt hoặc giữ giá trị trong thời gian ngắn. Tài sản lưu động bao gồm tiền mặt, tài khoản ngân hàng, chứng khoán, trái phiếu và các hình thức đầu tư có thể bán mua nhanh chóng trên thị trường tài chính.
Bạn đang xem: Tài sản lưu động là gì? Tất tần tật thông tin về tài sản lưu động
Tài sản lưu động đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính và đầu tư, mang lại tính linh hoạt và khả năng ứng phó nhanh chóng trong các tình huống khẩn cấp hoặc sự thay đổi trong môi trường kinh tế.
>>> ĐỌC THÊM: Lợi nhuận giữ lại là gì? Công thức tính và cách quản lý hiệu quả
2. Tầm quan trọng của tài sản lưu động trong bảng cân đối kế toán
Các tài sản lưu động xuất hiện thường xuyên trong bảng cân đối kế toán, là một công cụ quản lý tài chính cơ bản giúp theo dõi và đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Dưới đây là một số lý do giải thích tại sao tài sản lưu động lại quan trọng trong bảng cân đối kế toán:
2.1 Tính thanh khoản cao
Tài sản lưu động có khả năng chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt hoặc tài sản và có thể sử dụng ngay lập tức. Điều này giúp doanh nghiệp duy trì thanh khoản cao, có khả năng đáp ứng nhanh chóng cho các nhu cầu tài chính phục vụ cho hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp.
2.2 Đáp ứng nghĩa vụ thanh toán ngắn hạn
Xem thêm : Vùng đồi trung du nước ta là nơi thường có?
Tài sản lưu động đáp ứng tất cả các nghĩa vụ thanh toán ngắn hạn của công ty. Những nghĩa vụ này bao gồm việc thanh toán cho nhà cung cấp, chi trả lương và thanh toán nợ. Trong trường hợp công ty thiếu tài sản ngắn hạn để đáp ứng những nghĩa vụ này, công ty có thể đối mặt với tình trạng khó khăn về mặt tài chính.
>>> XEM THÊM: 7 nguyên tắc “vàng” quản trị nguồn vốn cho doanh nghiệp
2.3 Yếu tố để đánh giá tình hình tài chính của công ty
Tài sản lưu động là một trong những chỉ tiêu phổ biến được dùng để đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sở hữu lượng tài sản lưu động lớn thường được đánh giá là ổn định và có khả năng vượt qua những thách thức kinh tế. Ngược lại, nếu doanh nghiệp thiếu hụt tài sản lưu động, doanh nghiệp đó có thể phải đối mặt với khó khăn trong việc duy trì hoạt động trong những giai đoạn biến động của nền kinh tế.
2.4 Cơ sở để đưa ra các quyết định đầu tư
Tài sản lưu động đóng vai trò là cơ sở cho doanh nghiệp thực hiện các quyết định đầu tư. Việc sở hữu một lượng tài sản lưu động đủ lớn giúp doanh nghiệp có khả năng linh hoạt trong việc nắm lấy những cơ hội mới và mở rộng quy mô kinh doanh.
>>> TÌM HIỂU NGAY: Giá trị tài khoản ròng là gì? Phân loại và cách tính đơn giản
3. Các loại tài sản lưu động trong doanh nghiệp hiện nay
Có nhiều loại tài sản lưu động mà một doanh nghiệp có thể sở hữu để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Dưới đây là một số loại tài sản lưu động phổ biến hiện nay:
- Tiền mặt và tương đương tiền mặt: Bao gồm tiền mặt và các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền mặt, ví dụ như tài khoản ngân hàng.
- Hàng tồn kho: Bao gồm hàng hóa và sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất hoặc mua để bán.
- Các khoản phải thu: Số tiền mà một doanh nghiệp đang chờ khách hàng thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ đã cung cấp. Tài sản này đặc biệt quan trọng đối với các công ty áp dụng chính sách tín dụng cho khách hàng.
- Chi phí trả trước: Chi phí mà một công ty đã thanh toán trước, ví dụ như phí bảo hiểm hoặc tiền thuê nhà. Chi phí này được xem là tài sản ngắn hạn bởi lợi ích mang lại được thực hiện trong vòng một năm hoặc ít hơn.
- Đầu tư ngắn hạn: Khoản đầu tư mà công ty dự định tích lũy trong một năm hoặc ngắn hơn, như cổ phiếu hoặc trái phiếu. Đây được xem là khoản tiền có tính thanh khoản cao và có thể chuyển đổi thành tiền mặt một cách dễ dàng.
4. Công thức tính tài sản lưu động bình quân chính xác
Xem thêm : Bắp rang bơ bao nhiêu calo? Cách ăn không lo tăng cân
Tài sản lưu động bình quân chính xác thường được tính bằng công thức sau:
Tài sản lưu động = Tiền mặt + Tiền gửi ở ngân hàng + Các khoản thu + Công nợ + Hàng tồn kho + Đầu tư ngắn hạn + Chi phí trả trước
Trong bối cảnh của từng doanh nghiệp, số lượng đơn vị tương ứng có thể là số lượng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, hoặc bất kỳ đơn vị nào mà doanh nghiệp sử dụng để đo lường khối lượng kinh doanh của mình.
>>> TÌM HIỂU THÊM:
- Doanh thu là gì? Điều kiện ghi nhận và các khoản giảm trừ
- Cách lập báo cáo tài chính chi tiết cho doanh nghiệp
5. Phân biệt tài sản lưu động và tài sản cố định
Tóm lại, bài viết đã giải đáp tài sản lưu động là gì cũng như cung cấp công thức tính tài sản lưu động bình quân chính xác. Trong thời đại công nghệ 4.0, các doanh nghiệp cần quản lý tài sản lưu động một cách chuyên nghiệp, có thể sử dụng thêm phần mềm tiên tiến như 1C:Company Management. Đây là một phần mềm quản trị doanh nghiệp toàn diện do 1C Việt Nam cung cấp, sở hữu nhiều tính năng nổi bật như quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, lập kế hoạch thu chi hợp lý; theo dõi công nợ cũng như cập nhật các khoản vay, nợ cần thanh toán trong mỗi kỳ. Quý doanh nghiệp hãy liên hệ ngay 1C Việt Nam qua số Hotline: (+84)2471088887 hoặc Email sales@1c.com.vn để lắng nghe thông tin chi tiết về giải pháp tối ưu này.
>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- Mẫu báo cáo dòng tiền file Excel đơn giản, chi tiết
- Mẫu giấy đề nghị tạm ứng đầy đủ, chi tiết nhất
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp