Công thức tính thể tích Hình Vuông (Hình hộp) đầy đủ

Tính thể tích trong hình học không gian là kiến thức rất thực tế và hữu ích. Riêng đối với những bạn học sinh đây cũng là mảng kiến thức quan trọng thường xuyên xuất hiện trong các đề thi. Ở bài viết này hãy cùng studytienganh tìm hiểu về công thức tính thể tích hình vuông (lập phương) bạn nhé!

1. Công thức tính thể tích hình vuông (Hình hộp)

Do tất cả các cạnh của hình lập phương đều có độ dài bằng nhau nên công thức tính thể tích hình lập phương cũng rất đơn giản dựa trên công thức của một hình hộp cơ bản. Đó là:

.

V = s x s x s = s3

Trong đó:

  • V: thể tích hình lập phương

  • s: độ dài cạnh

thể tích hình vuông

Công thức tính thể tích của hình lập phương

2. Bài tập minh hoạ

Bài 1: Một khối kim loại được thiết kế hình lập phương có cạnh 0,15m. Mỗi đề-xi-mét khối của loại kim loại đó nặng 15kg. Hỏi cả khối kim loại đó tổng nặng bao nhiêu ki-lô-gam ?

Bài 2: 294 cm² là diện tích toàn phần của một hình lập phương. Hỏi hình lập phương đó có thể tích là bao nhiêu?

Bài 3: Một bể nước thiết kế hình lập phương mỗi cạnh dài 1,5m. Khi bể không có nước, người ta đổ vào bể tổng 63 thùng nước, mỗi thùng chứa 25 lít nước. Hỏi so với miệng bể, mực nước trong bể còn cách bao nhiêu?

Bài 4: Hình lập phương K có độ dài cạnh 4cm. Hình lập phương Q có độ dài cạnh gấp Q lần cạnh hình lập phương K. Hỏi thể tích hình lập phương Q gấp bao nhiêu lần thể tích hình lập phương K.

Bài 5: Một cái bể hình lập phương có độ dài mỗi cạnh 1,4m. Người ta bơm hết nước từ bể này (nước đầy bể) sang một bể thứ hai cũng cũng là hình lập phương có cạnh dài 2m. Hỏi mực nước trong bể thứ hai còn cách miệng bể của nó bao nhiêu mét?

ĐÁP ÁN

Bài 1:

Thể tích khối kim loại là :

0,15 x 0,15 x 0,15 = 0,003375 m3

Đổi 0,003375m3 = 3,375dm3

Cả khối kim loại đó nặng là :

15 x 3,375 = 50,625(kg)

Đáp số : 50,625kg

Bài 2:

Một mặt của hình lập phương có diện tích là:

294 : 6 = 49 (cm2)

Vì 49 = 7 x 7 => độ dài cạnh của hình lập phương là 7cm

Thể tích hình lập phương là:

7 x 7 x 7 = 343 cm3

Đáp số: 343cm3

Bài 3:

Số lít nước đổ vào thùng là:

25 x 63 = 1575 (lít nước)

Đổi 1575 lít = 1575dm3 = 1,575m3

Thể tích cái bể là:

1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375 (m3)

Thể tích nước còn thiếu để đổ đầy bể là:

3,375 – 1,575 = 1,8 (m3)

Diện tích đáy bể là:

1,5 x 1,5 = 2,25 (m2)

Mực nước trong bể còn cách miệng bể là:

1,8 : 2,25 = 0,8 (m)

Đáp số: 0,8m

Bài 4:

Độ dài cạnh hình lập phương Là: 4 x 2 = 8cm

Thể tích hình lập phương là: 8 x 8 x 8 = 512cm3

Thể tích hình lập phương thứ K là: 4 x 4 x 4 = 64cm3

Ta có 512 : 64 = 8.

Do đó, thể tích hình lập phương Q gấp tới 8 lần hình lập phương K.

Bài 5:

Hình lập phương thứ nhất có thể tích là:

1,4 x 1,4 x 1,4 = 2,744 (m3)

Hình lập phương thứ hai có thể tích là:

2 x 2 x 2 = 8 (m3)

Diện tích mặt đáy hình lập phương thứ hai là:

2 x 2 = 4 (m2)

Khi đổ nước từ bể thứ nhất sang bể thứ hai thể tích còn thiếu là:

8 – 2,744 = 5,256 (m3)

Mực nước trong bể thứ hai cách miệng bể là:

5,256: 4 = 1,314 (m)

Đáp số: 1,314m

Công thức tính thể tích hình vuông trong không gian 3 chiều (hình lập phương) đã vừa gửi đến bạn qua bài viết trên. Mong rằng những chia sẻ của studytienganh giúp bạn tự tin giải quyết mọi bài tập có liên quan. Đừng quên truy cập website mỗi ngày học cùng với cộng đồng studytienganh bạn nhé!