Công thức tính tiền lương bình quân

Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách an sinh hữu ích đối với người lao động nhất là khi về già có một khoản lương hưu. Tuy nhiên với những nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội khác nhau thì công thức tính tiền lương bình quân hoặc thu nhập đóng bảo hiểm xã hội cũng có sự khác biệt.

Qua nội dung bài viết sau đây, chúng tôi xin giải đáp Công thức tính tiền lương bình quân đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội quan tâm và theo dõi.

Công thức tính tiền lương bình quân với trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Công thức tính tiền lương bình quân với trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để tính lương hưu được chia thành nhiều trường hợp khác nhau:

– Trường hợp 1: Người lao động có toàn thời gian tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với người lao động thuộc đối tượng có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương nhà nước có công thức tính tiền lương bình quân được quy định như sau:

+ Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Công thức tính tiền lương bình quân = Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu: 60 tháng

+ Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

Công thức tính tiền lương bình quân = Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu: 72 tháng

+ Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

Công thức tính tiền lương bình quân = Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu: 96 tháng

+ Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

Công thức tính tiền lương bình quân = Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu: 120 tháng.

+ Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

Công thức tính tiền lương bình quân = Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu: 180 tháng.

+ Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

Công thức tính tiền lương bình quân = Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu: 240 tháng.

+ Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

Công thức tính tiền lương bình quân = Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng : tổng số tháng đóng BHXH.

– Trường hợp 2: Người lao động có toàn thời gian tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định thì được xác định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP

Cụ thể công thức tính tiền lương bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Công thức tính tiền lương bình quân = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng BHXH : Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

– Trường hợp 3: Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định công thức tính tiền lương bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn tại khoản 3 điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

Mbqtl=Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định+Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương cho người sử dụng lao động quyết địnhTổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó:

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

cong thuc tinh tien luong binh quan 1 cong nhan 1

Công thức tính tiền lương bình quân với trường hợp đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Để xác định công thức tính tiền lương bình quân với trường hợp đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện căn cứ theo quy định tại điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện thì Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định như sau:

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Hoàng Phi về vấn đề Công thức tính tiền lương bình quân. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.