Hệ số trượt giá là gì? Quy định về hệ số trượt giá BHXH mới nhất 2023

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video công thức tính trượt giá đồng tiền

Hệ số trượt giá là gì?

Hiện nay không có văn bản quy phạm pháp luật nào giải thích cụ thể hệ số trượt giá là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu hệ số trượt giá là mức chênh lệch phản ánh sự biến động của giá cả trên thị trường so với giá trị của hàng hóa.

Hệ số do nhà nước quy định theo từng thời kỳ nhất định, giúp tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ tại thời điểm hiện tại so với các thời điểm trước. Thông thường hệ số trượt giá được nhà nước điều chỉnh qua hàng năm hoặc khi có lạm phát tăng cao.

Quy định về hệ số trượt giá BHXH mới nhất 2023

Quy định về hệ số trượt giá BHXH mới nhất 2023 (Hình từ internet)

Xác định hệ số trượt giá BHXH

Hệ số trượt giá BHXH là một tên gọi khác của mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng BHXH, là hệ số giúp tạo ra được sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm trước đó để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH.

Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP thì hệ số trượt giá BHXH được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm và được xác định bằng tương ứng như sau:

(1) Hệ số điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH (hay mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH)

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm và được xác định bằng biểu thức sau:

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm t = (Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người lao động hưởng bảo hiểm xã hội tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100%) / (Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100%)

Trong đó:

– t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;

– Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).

(2) Hệ số điều chỉnh thu nhập đã đóng BHXH (hay mức điều chỉnh thu nhập đã đóng BHXH)

Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố hằng năm và được xác định bằng công thức sau:

Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t = (Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng bảo hiểm xã hội tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100%) / (Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100%)

Trong đó:

– t: Là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;

– Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).

Hệ số trượt giá BHXH hiện nay là bao nhiêu?

Hệ số trượt giá BHXH hiện nay áp dụng theo quy định tại Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH như sau:

(i) Hệ số trượt giá tiền lương tháng đóng BHXH:

Năm

Trước 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Mức điều chỉnh

5,26

4,46

4,22

4,09

3,80

3,64

3,70

3,71

3,57

3,46

3,21

2,96

2,76

2,55

2,07

Năm

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

2023

Mức điều chỉnh

1,94

1,77

1,50

1,37

1,28

1,23

1,23

1,19

1,15

1,11

1,08

1,05

1,03

1,00

1,00

(ii) Hệ số trượt giá thu nhập tháng đóng BHXH:

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Mức điều chỉnh

2,07

1,94

1,77

1,50

1,37

1,28

1,23

1,23

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

2023

Mức điều chỉnh

1,19

1,15

1,11

1,08

1,05

1,03

1,00

1,00