Độc quyền là gì? Nguyên nhân hình thành độc quyền

1. Độc quyền là gì? Ví dụ về độc quyền ở Việt Nam

1.1 Khái niệm “độc quyền”

Độc quyền là một trạng thái của thị trường trong lĩnh vực kinh tế học chỉ sự duy nhất mà trong thị trường đó chỉ có một người cung cấp sản phẩm, dịch vụ hoàn toàn không có sự gia nhập thị trường và không có bất kỳ sản phẩm, dịch vụ thay thế gần gũi nào. Tóm lại, độc quyền là thị trường không cạnh tranh.

Trong từ điển Tiếng Việt, độc quyền có nghĩa là “Đặc quyền chiếm giữa một mình”. Trong thị trường chỉ có một cá nhân hay tổ chức nắm giữ, cung cấp một sản phẩm, dịch vụ mà chỉ có duy nhất họ có và không có đối thủ cạnh tranh.

Trong tiếng anh, độc quyền là Monopoly có nguồn gốc từ ngôn ngữ Hy Lạp cổ đại. Trong đó, Monos nghĩa là “Một” và Polein có nghĩa là “Bán”.

Đây là hiện tượng chỉ có duy nhất một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp chiếm vị trí độc tôn trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ nhất định nào đó mà họ có thể toàn quyền kiểm soát giá cả sản phẩm, dịch vụ nhằm tạo ra lợi nhuận tối đa và ngăn các đối thủ khác xâm nhập thị trường.

Độc quyền là gì? Nguyên nhân nào hình thành độc quyền? (Ảnh minh hoạ)

1.2 Ví dụ về độc quyền ở Việt Nam

Tại Việt Nam, chỉ có tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) được nắm giữ hệ thống truyền tải điện. Điều này có nghĩa là các công ty điện lực khác đều phải phụ thuộc vào EVN nếu muốn kinh doanh về mảng này.

Tập đoàn điện lực EVN nắm quyền giữ hệ thống truyền tải điện quốc gia (Ảnh minh hoạ)

Theo Điều 4 Nghị định 94/2017/NĐ-CP, Nhà nước Việt Nam thực hiện độc quyền nhà nước với 20 loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau, trong đó có:

  • Tiền
  • Xổ số kiến thiết
  • Vật liệu nổ công nghiệp
  • Vàng miếng
  • Hệ thống điện quốc gia
  • Thuốc lá điếu, xì gà…

2. Nguyên nhân hình thành độc quyền là gì?

Độc quyền là một cấu trúc thị trường ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế. Vậy nguyên nhân hình thành nên trạng thái độc quyền là gì? Câu trả lời như sau:

  • Cạnh tranh kiểm soát yếu tố đầu vào: Trong quá trình cạnh tranh các doanh nghiệp yếu kém hơn sẽ bị đánh bại và thôn tính bởi các doanh nghiệp giàu mạnh hơn. Các doanh nghiệp này có lợi thế kiểm soát được nguồn lực then chốt của các mặt hàng là yếu tố đầu vào cơ bản, dùng để sản xuất các loại sản phẩm độc quyền.
  • Chính phủ quyết định nhượng quyền và lựa chọn hàng hóa, dịch vụ độc quyền: Tại Việt Nam, có 20 loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau được liệt kê chi tiết trong Nghị định 94/2017/NĐ-CP là độc quyền thuộc quyền kiểm soát của nhà nước (Độc quyền nhà nước). Bên cạnh đó, ở một số lĩnh vực, nhiều hãng chiếm được vị trí độc quyền nhờ vào việc nhà nước nhượng quyền khai thác thị trường.
  • Luật bản quyền với các phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ: Luật bản quyền của các phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ được nhà nước ban hành với mục tiêu khuyến khích mọi người nghiên cứu, phát minh ra những sản phẩm giúp góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng đời sống của người dân. Những người có các bản quyền này sẽ có khả năng tạo ra thị trường độc quyền trong một khoảng thời gian nhất định, tùy thuộc vào thời hạn giữ bản quyền đó theo quy định của nhà nước.
  • Độc quyền tự nhiên do quy mô: Các doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm cho toàn bộ thị trường thông qua tính chất đặc biệt của ngành có lợi tức tăng theo quy mô. Có nghĩa là doanh nghiệp nào vào thị trường trước có thể sử dụng cách giảm giá liên tục khi mở rộng được quy mô sản xuất để không ngừng ngăn cản sự xâm nhập thị trường của các đối thủ khác.
Tình trạng hình thành độc quyền xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau (Ảnh minh hoạ)

3. Các biện pháp kiểm soát độc quyền theo Luật Cạnh tranh

Nhằm kiểm soát được tình trạng độc quyền, nhà nước đã đưa ra các biện pháp để giải quyết vấn đề này trong Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14 như sau:

  • Nhà nước tăng cường tạo lập, duy trì một thị trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng và văn minh bằng cách tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi cho người dùng.
  • Nhà nước cũng cần thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật để các doanh nghiệp “sinh sau để muộn” đều được hỗ trợ công bằng và không bị thiệt thòi khi cạnh tranh cùng các doanh nghiệp lớn.
  • Để tăng tính minh bạch và chặt chẽ trong công tác quản lý, nhà nước tạo điều kiện để xã hội và người tiêu dùng có thể tham gia vào quá trình giám sát thực hiện pháp luật về vấn đề cạnh tranh.
  • Cải cách các quy trình, thủ tục hành chính để tạo điều kiện tốt, thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trong thị trường.
Nhà nước Việt Nam đưa ra những quy định để hạn chế tình trạng độc quyền (Ảnh minh hoạ)

4. Các ngành Nhà nước đang giữ độc quyền

Việt Nam có 20 ngành được cho vào danh sách thuộc độc quyền nhà nước (Ảnh minh hoạ)

Trong Nghị định 94/2017/NĐ-CP, nhà nước Việt Nam có đưa ra quy định về danh sách các ngành nhà nước giữ độc quyền như sau:

STT

Hàng hóa/Dịch vụ

Hoạt động thương mại độc quyền nhà nước

Địa bàn

1

Hàng hóa, dịch vụ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thực hiện cụ thể

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thực hiện cụ thể

2

Vật liệu nổ công nghiệp

Sản xuất, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, vận chuyển quá cảnh

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

3

Vàng miếng

Sản xuất

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

4

Vàng nguyên liệu

Xuất khẩu và nhập khẩu để sản xuất vàng miếng

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

5

Xổ số kiến thiết

Phát hành

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

6

Thuốc lá điếu, xì gà

Nhập khẩu (trừ trường hợp nhập khẩu để kinh doanh bán hàng miễn thuế)

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

7

Hoạt động dự trữ quốc gia

Quản lý, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán, bảo quản, bảo vệ hàng hóa thuộc Danh mục dự trữ quốc gia.

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

8

Tiền

In, đúc

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

9

Tem bưu chính Việt Nam

Phát hành

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

10

Pháo hoa và các dịch vụ liên quan đến pháo hoa

Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, vận chuyển, tàng trữ

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

11

Hệ thống điện quốc gia

Truyền tải, điều độ

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

Thủy điện đa mục tiêu và điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội

Xây dựng và vận hành

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

12

Dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải

– Vận hành hệ thống đèn biển;

– Vận hành hệ thống luồng hàng hải công cộng.

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

13

Dịch vụ công ích thông tin duyên hải

Quản lý, vận hành khai thác hệ thống đài thông tin duyên hải

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

14.

Bảo đảm hoạt động bay

– Dịch vụ không lưu;

– Dịch vụ thông báo tin tức hàng không;

– Dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

15.

Hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư

Quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt; không bao gồm bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

16.

Hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện; kè biển

Quản lý, khai thác trong trường hợp giao kế hoạch

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

917.

Dịch vụ lâm nghiệp tại rừng đặc dụng

Cung ứng (trừ khu rừng bảo vệ cảnh quan được Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê để bảo vệ và phát triển rừng, kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái – môi trường)

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

18.

Xuất bản phẩm

Xuất bản (không bao gồm hoạt động in và phát hành)

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

19.

Mạng bưu chính công cộng

Quản lý, duy trì, khai thác

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

20.

Dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí

Cung ứng

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

Trên đây là Độc quyền là gì? Nguyên nhân hình hành độc quyền. Chúng tôi mong rằng, qua bài viết bạn đã có thể hiểu thêm về độc quyền và các quy định của nhà nước về độc quyền. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.