Lĩnh vực thương mại và dịch vụ đang ngày càng phát triển rộng rãi và tăng nhanh về số lượng thành phần khiên cho thị trường doanh nghiệp thêm sôi động hơn. Do đó, việc thành lập công ty thương mại dịch vụ cũng trở thành vấn đề được nhiều người quan tâm.
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Bạn đang xem: Công ty thương mại dịch vụ là gì? Hướng dẫn thành lập doanh nghiệp thương mại dịch vụ?
1. Công ty thương mại dịch vụ là gì?
Khái niệm công ty thương mại dịch vụ
Loại hình thương mại dịch vụ là một nghề kinh doanh còn khá mới mẻ tại Việt Nam và chưa được đầu tư phát triển nhiều khai thác được hết thế mạnh về tiềm năng. Chính vì thế khái niệm công ty thương mại dịch vụ là gì còn khá mới mẻ với nhiều người, ở đây về bản chất công ty thương mại và công ty thương mại dịch vụ là giống nhau, thương mại là mua đi bán lại, dịch vụ cũng cung ứng dịch vụ này dịch vụ kia, có thể cung ứng sức lao động chẳng hạn. Cũng không phải ai cũng chú ý đến mô hình kinh doanh này mặc dù nó có lợi nhuận vô cùng lớn so với các nghành nghề kinh doanh khác.
Bên cạnh các ngành nghề sản xuất thì thương mại dịch vụ là một nghề kinh doanh khá phổ biến và mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư tại Việt Nam hiện nay. Thương mại và dịch vụ đang phát triển mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam với những nhu cầu thực tế để phát triển nền kinh tế đang bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh. Đây vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức đối với những nhà đầu tư khi đang có ý định đầu tư vào ngành nghề này khi mà sự cạnh tranh đến từ các nhà đầu tư khác không hề nhỏ. Để có thể vận hành được loại hình kinh doanh này nhà đầu tư cần tìm hiểu và nắm rõ được loại hình công ty TNHH thương mại dịch vụ là gì và thủ tục thành lập nó thì mới có thể tiến hành công việc của mình một cách thuận lợi và phát triển được doanh nghiệp của mình.
Như vậy, Công ty thương mại dịch vụ là công ty chuyên về các loại hình dịch vụ du lịch, thể thao, vận tải, ngân hàng, văn hóa, thể thao, đoàn thể xã hội…. Gồm loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn – TNHH (một thành viên và hai thành viên trở lên) và công ty cổ phần. Ở đây “TMDV” là cụm từ được thêm vào để làm rõ hơn về cách thức hoạt động doanh nghiệp, nó không liên quan tới loại hình công ty. VÍ dụ, cách đặt tên: Công ty cổ phần thương mại dịch vụ ABC, công ty TNHH thương mại dịch vụ ABC.
Yêu cầu của công ty thương mại
Nếu chủ sở hữu muốn thêm chữ thương mại vào tên công ty của mình thì bắt buộc trong ngành nghề kinh doanh của công ty phải có nghành liên quan đến hoạt động thương mại. Nếu không thì sẽ không được cấp giấy phép hoạt động.
Trong những năm tới hình thức kinh doanh công ty thương mại hứa hẹn sẽ còn được phát triển mạnh hơn nữa. Nhất là trong thời đại ngày càng có nhiều các sản phẩm được lên ý tưởng và sản xuất nhiều như hiện nay. Để có thể bắt kịp xu hướng đó và xây dựng được doanh nghiệp của mình thành công bạn cần nắm rõ được những yếu tố cơ bản của loại hình kinh tế này. Chỉ khi đó bạn mới có thể lựa chọn được hướng đi chính xác nhất trên con đường kinh doanh của mình.
2. Hướng dẫn thành lập doanh nghiệp thương mại dịch vụ:
Yêu cầu của công ty thương mại
Nếu chủ sở hữu muốn thêm chữ thương mại vào tên công ty của mình thì bắt buộc trong ngành nghề kinh doanh của công ty phải có nghành liên quan đến hoạt động thương mại. Nếu không thì sẽ không được cấp giấy phép hoạt động.
Trong những năm tới hình thức kinh doanh công ty thương mại hứa hẹn sẽ còn được phát triển mạnh hơn nữa. Nhất là trong thời đại ngày càng có nhiều các sản phẩm được lên ý tưởng và sản xuất nhiều như hiện nay. Để có thể bắt kịp xu hướng đó và xây dựng được doanh nghiệp của mình thành công bạn cần nắm rõ được những yếu tố cơ bản của loại hình kinh tế này. Chỉ khi đó bạn mới có thể lựa chọn được hướng đi chính xác nhất trên con đường kinh doanh của mình.
Các bước thủ tục thành lập công ty TNHH thương mại dịch vụ:
Bước 1: Lựa chọn những thông tin trước khi làm thủ tục.
Đặt tên công ty
Tên công ty không được trùng lặp với các công ty khác đã có trước đó tính trên cả nước.
Tên công ty gồm tên tiếng việt, tên bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt
• Tên tiếng việt
Xem thêm : Tài nguyên chính của miền tây trung quốc là
Tên tiếng việt của doanh nghiệp bao gồm 2 thành tố bao gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
VD: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ABC
Thì “ TNHH “ là loại hình, “ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ABC” là tên riêng
• Tên tiếng nước ngoài
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
• Tên viết tắt
Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
• Ví dụ cách đặt tên công ty tnhh thương mại dịch vụ
Tên tiếng việt: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ABC
Tên tiếng anh: ABC SERVICES TRADING COMPANY LIMITED
Vốn điều lệ
Ngành nghề lĩnh vực thương mại dịch vụ không thuộc nhóm ngành nghề yêu cầu vốn pháp định khi đăng ký kinh doanh nên khi thành lập công ty TNHH thương mại dịch vụ không cần phải chứng minh vốn và cũng không yêu cầu mức vốn nào cố định. Nên bạn có thể linh động lựa chọn 1 mức vốn nào đó để đăng ký kinh doanh.
Vốn điều lệ ảnh hưởng tới mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm như sau:
• Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài: 3 triệu đồng /1 năm.
• Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống mức thuế môn bài: 2 triệu đồng/ 1 năm.
Địa chỉ trụ sở chính
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Chung cư có chức năng để ở thì không được phép đặt địa chỉ trụ sở công ty để thực hiện chức năng kinh doanh ở đó, tuy nhiên ở một số trung tâm thương mại/chung cư thì chủ đầu tư có xin chức năng kinh doanh cho những khu xác định và cụ thể như lầu trệt, tầng 1, tầng 2… Còn đối với những địa chỉ khác có xác định địa chỉ rõ ràng thì các bạn hoàn toàn có thể đặt địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp để kinh doanh.
Xem thêm : 20+ Mẹo vặt biết có thai theo dân gian chính xác 99%
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty TNHH thương mại dịch vụ nộp lên sở KHĐT
Hồ sơ thành lập công ty xây dựng nộp lên Sở kế hoạch đầu tư gồm các giấy tờ sau:
1. Đơn đăng ký kinh doanh;
2. Điều lệ công ty;
3. Danh sách thành viên ( đối với công ty tnhh 2 thành viên trở lên.
4. Bản sao hợp lệ CMND hoặc hộ chiếu của người đại diện pháp luật và các thành viên ( công ty tnhh 2 thành viên);
Số lượng: 1 bộ nộp lên sở KHĐT sau 3-5 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ sở KHĐT sẽ ra giấy phép đăng ký kinh doanh + MST.
Bước 3: Khắc dấu tròn công ty
Sau khi có giấy phép + MST bạn phải tiến hành khắc dấu ở các đơn vị có chức năng khắc dấu tròn.
Sau khi khắc xong bạn phải làm thủ tục đăng tải mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia.
Bước 4: Các thủ tục sau khi có giấy phép đăng ký doanh nghiệp + con dấu.
Sau khi có giấy phép kinh doanh + MST + Con dấu, nhiều chủ doanh nghiệp, đặc biệt là các bạn trẻ khởi nghiệp nghĩ như vậy là đã hoàn tất các thủ tục mở công ty TNHH thương mại dịch vụ. Các bạn dồn hết tâm trí vào vào niềm đam mê và công việc tìm kiếm khách hàng… Các bạn “ vô tình” quên thực hiện những thủ tục sau đó, dẫn đến bị cơ quan quản lý thuế kiểm tra và phạt hành vi hoặc đóng mã số thuế. Chính vì vậy các công việc sau khi có giấy phép đăng ký doanh nghiệp + con dấu là rất quan trọng.
Lưu ý về việc thành lập công ty
Tên công ty có ý nghĩa hết sức quan trọng với một công ty tnhh thương mại dịch vụ. Nó còn là một thương hiệu của công ty trong suốt quá trình hoạt động sau này. Bạn cần lựa chọn tên công ty là duy nhất và không bị trùng lặp với các công ty khác.
– Ý tưởng kinh doanh: đối với nghành dịch vụ thì có 14 nghành mà bạn có thể lựa chọn để kinh doanh. Đừng đi theo số đông nếu muốn trở lên riêng biệt trong thị trường đang phát triển mạnh mẽ này.
– Ngân sách: loại hình kinh doanh này đòi hỏi số vốn đầu tư khá lớn cũng như sự đảm bảo thương hiệu và uy tín. Chính vì thế khi đã xác định kinh doanh bạn cần chuẩn bị số vốn đầu tư khá lớn trước khi thành lập doanh nghiệp.
Thương mại và dịch vụ đang phát triển mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam với những nhu cầu thực tế để phát triển nền kinh tế đang bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh. Điều này là cơ hội và cũng là thách thức không hề nhỏ về bản lĩnh với người dám đứng ra để thành lập và kinh doanh mô hình kinh tế này. Để có thể vận hành được loại hình kinh doanh này bạn cần tìm hiểu và nắm rõ được loại hình công ty tnhh thương mại dịch vụ là gì mới có thể tiến hành công việc của mình một cách thuận lợi và phát triển được doanh nghiệp của mình.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp