Thiếu canxi sẽ gây ra những triệu chứng xấu đến sức khỏe như: Loãng xương, dễ bị gãy xương, thoái hóa xương và hoạt động thần kinh sẽ bị rối loạn. Hạ canxi máu có thể gây ra co giật và ngất xỉu, tê tay chân, vọp bẻ (chuột rút),…
- Xem video không ngắt quãng với 6 cách chặn quảng cáo Youtube trên Android TV
- Không còn nỗi lo với những cách đuổi rắn rết ra khỏi nhà
- Công suất tiêu thụ là gì? Hướng dẫn cách tính công suất tiêu thụ điện chính xác nhất
- Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Bắc Kạn
- Người lớn có dùng phấn rôm em bé được không?
Canxi là kim loại hay phi kim?
Canxi là kim loại kiềm thổ, đây là chất rất cần thiết cho con người và các loài sinh vật. Canxi trong tự nhiên có màu trắng bạc, dẻo, khá cứng. Trong không khí ẩm sẽ dễ bị phủ màng oxit – hiđroxit.
Bạn đang xem: Giải đáp thắc mắc: Canxi là kim loại hay phi kim?
Canxi có khối lượng riêng là 1,54 g/cm³ với nhiệt độ nóng chảy là 842 °C và sôi ở 1484 °C.
Canxi là kim loại kiềm thổ rất cần thiết cho các loài sinh vật
Canxi trong cơ thể con người
Thông thường trong các bữa ăn chỉ có 20-30% lượng canxi trong thức ăn được hấp thu vào cơ thể. Sự hấp thu này có thể bị ảnh hưởng do một số chất khác như: Phytate, oxalate… Vitamin D được xem là chất “xúc tác” rất cần thiết trong việc giúp cơ thể hấp thu canxi.
Canxi tồn tại trong cơ thể con người dưới hai dạng:
- Canxi trong xương: Bao gồm 20% protein, 25% nước, 5% lipit, một lượng nhỏ glycosaminoglycan và gần 50% là chất khoáng, đa số đều chất khoáng đều là muối canxi.
- Canxi ngoài xương: Đây là lượng canxi ở dịch ngoài tế bào và tổ chức mềm trọng lượng không quá 10 g ở người bình thường. Canxi ngoài xương có vai trò quan trọng cho các hoạt động thần kinh cơ và quá trình đông máu.
Canxi trong cơ thể người tồn tại dưới hai dạng trong xương và ngoài xương
Vai trò của canxi đối với sức khỏe
Cả người lớn và trẻ em đều cần phải có lượng canxi cần thiết trong cơ thể. Cụ thể vai trò của nó là:
Đối với người lớn
- Canxi như chúng ta đã biết là chất giúp xương chắc khỏe. Bổ sung đủ canxi sẽ giúp phòng ngừa những bệnh loãng xương khi về già. Hạn chế tình trạng đau nhức và khó khăn khi vận động, và giúp các vết nứt, gãy xương mau lành.
- Canxi còn là chất rất cần thiết cho hoạt động của tim. Nếu cơ thể thiếu canxi trong thời gian dài, cơ tim sẽ không thể hoạt động được bình thường, khi làm việc dễ mệt và hay vã mồ hôi.
- Canxi càn là chất có vai trò quan trọng với hệ thần kinh. Người già nếu thiếu canxi rất dễ bị suy nhược thần kinh, tinh thần không ổn định, trí nhớ kém, đau đầu,…
Đối với trẻ em
- Canxi có nhiệm vụ quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Giúp trẻ cao lớn hơn, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
- Trẻ thiếu canxi sẽ gây ra tình trạng trẻ chậm lớn, xương yếu và nhỏ dễ dẫn đến bệnh còi xương, dễ sâu răng và răng mọc không đều.
- Trẻ bị thiếu canxi cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến hệ thần kinh. Nếu không được cung cấp đầy đủ trẻ sẽ có dấu hiệu khóc đêm, hay giật mình và dễ nổi cáu.
Vai trò của Canxi rất quan trọng đối với cả người lớn và trẻ em
Lượng canxi chuẩn cần bổ sung cho cơ thể
Mỗi độ tuổi và mỗi đối tượng khác nhau sẽ có lượng canxi cần bổ sung khác nhau. Theo tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo bạn nên bổ sung theo liều lượng dưới đây để hạn chế việc thiếu canxi:
- Trẻ em từ 0 – 1 tuổi: 400mg – 600mg /ngày.
- Trẻ em từ 1 – 10 tuổi: 800mg /ngày.
- Người từ 11 – 24 tuổi: 1200mg /ngày.
- Người từ 24 – 50 tuổi: 800mg – 1000mg /ngày.
- Phụ nữ đang mang thai và người cao tuổi: 1200mg – 1500mg /ngày.
Biểu hiện của việc thiếu hoặc thừa canxi
Thiếu canxi
Tình trạng cơ thể bị thiếu hụt canxi trong suốt một thời gian dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của xương. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến khối lượng xương bị giảm sút và gây ra tình trạng loãng xương, dễ gây gãy xương. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu canxi còn dễ dẫn tới bệnh về khớp và bệnh cao huyết áp.
Dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ em thường thấy là chậm phát triển, dễ mắc bệnh còi xương. Phụ nữ có thai và phụ nữ sau sinh nếu không quan tâm bổ sung đủ canxi mỗi ngày có thể gây ra tình trạng ngứa hoặc tê ở ngón tay, ngón chân, dễ bị chuột rút, đặc biệt ở vùng lưng và chân. Tinh thần không được ổn định hay lo lắng, mệt mỏi và dễ cáu gắt,…
Thừa canxi
Xem thêm : Uống nước râu ngô thường xuyên có tốt không?
Tình trạng thừa canxi ở cơ thể sẽ tác động xấu đến quá trình hấp thụ chất kẽm và chất sắt của cơ thể. Ngoài ra tình trạng thừa canxi có thể khiến cho thận phải hoạt động không ngừng nghỉ, khiến thận bị quá tải tăng nguy cơ sỏi thận, sỏi niệu quản.
Nếu tự ý bổ sung, lạm dụng hoặc sử dụng canxi liều cao đối với người bị loãng xương, phụ nữ có thai,… Có thể dẫn tới tình trạng nguy hiểm đối với sức khỏe như: Rối loạn nhịp tim, vôi hóa khớp vai hay canxi hóa động mạch. Nếu cơ thể xuất hiện tình trạng tiểu nhiều, khát nước, rối loạn nhịp tim,… phải ngừng sử dụng thuốc và đi khám ngay để bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời.
Thừa hay thiếu Canxi đều gây ra tác động xấu đối với sức khỏe
Biện pháp phòng chống việc thiếu canxi
Để phòng ngừa tình trạng thiếu canxi đối với cơ thể bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản dưới đây:
- Chế độ ăn uống khoa học, sử dụng thực phẩm giàu canxi như: Cá, tôm, cua, ốc, vừng, đậu nành, chế phẩm từ sữa… Sử dụng các thực phẩm chức năng có bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ.
- Thay đổi những thói quen xấu, và hạn chế những chất kích thích kìm hãm khả năng hấp thu canxi.
- Hạn chế khẩu phần ăn có quá nhiều protein, vì dễ khiến canxi bị đào thải qua đường tiết niệu và tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
- Dành từ 10 đến 20 phút để tắm nắng khoảng 9h – 9h30 sáng để giúp cơ thể hấp thụ Vitamin D để tăng khả năng hấp thu canxi cho cơ thể.
- Không nên nhịn đói vì dễ gây hạ canxi.
Hi vọng qua bài viết này đã giúp bạn giải đáp vấn đề canxi là kim loại hay phi kim. Cũng như hiểu được tầm quan trọng của canxi đối với cơ thể con người. Chú ý bổ sung canxi đủ và đúng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe bạn nhé!
Minh QA
Nguồn: Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp