Từ cùng nghĩa, trái nghĩa với trung thực được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 4. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
- Mã hóa dữ liệu nhằm mục đích gì? Dữ liệu nào không cần mã hóa?
- Thành ngữ, ca dao, tục ngữ về mẹ cha thức tỉnh đạo làm con
- Bà bầu ăn rau cải xoong được không? Loại rau này có lợi ích đặc biệt gì cho sức khỏe?
- Kẻ vạch trên vỉa hè: Đẹp đường, có lợi cho dân
- Giá heo hơi hôm nay 20/3: Tiếp tục tăng cao, dự báo tiêu thụ thịt heo tăng 28% trong vòng 6 năm tới
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bạn đang xem: Từ cùng nghĩa, trái nghĩa với trung thực
Câu hỏi: Tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa với trung thực?
Trả lời:
Nắm được ý nghĩa của trung thực với gợi ý của các từ cùng nghĩa, trái nghĩa đã cho, em sẽ tìm ra được các từ thuộc hai nhóm trên
a) Từ cùng nghĩa: ngay thẳng, ngay thật, chân thật, thật thà, thật lòng, thật bụng, thật tâm, …
b) Từ trái nghĩa: gian dối, giả dối, dối trá, gian xảo, lừa đảo, lừa bịp, gian lận ,…
1. Từ đồng nghĩa (cùng nghĩa)
* TĐN là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có thể chia TĐN thành 2 loại: – TĐN hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay thế cho nhau trong lời nói.
V.D:
xe lửa = tàu hỏa
con lợn = con heo
– TĐN không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.
V.D: Biểu thị mức độ, trạng thái khác nhau: cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô,… (chỉ trạng thái chuyển động, vận động của sóng nước)
+ Cuồn cuộn: hết lớp sóng này đến lớp sóng khác, dồn dập và mạnh mẽ.
+ Lăn tăn: chỉ các gợn sóng nhỏ, đều, chen sát nhau trên bề mặt.
+ Nhấp nhô: chỉ các đợt sóng nhỏ nhô lên cao hơn so với xung quanh.
– Phân loại:
+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói.
Ví dụ: Mẹ – má, bố – ba – cha
+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.
Ví dụ: chết – hi sinh (hy sinh mang ý nghĩa trang trọng, thiêng liêng hơn).
– Lưu ý: Đối với từ đồng nghĩa không hoàn toàn, tuy các từ có nghĩa tương đương nhau nhưng lại mang sắc thái biểu thị khác nhau
Bài tập ví dụ
Bài 1: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (được gạch chân) trong các dòng thơ sau
a- Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Nguyễn Khuyến)
b- Tháng Tám mùa thu xanh thắm . (Tố Hữu)
c- Một vùng cỏ mọc xanh rì . (Nguyễn Du)
d- Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc . (Chế Lan Viên)
e- Suối dài xanh mướt nương ngô. (Tố Hữu)
* Đáp án:
a- Xanh một màu xanh trên diện rộng.
b- Xanh tươi đằm thắm.
c- Xanh đậm và đều như màu của cây cỏ rậm rạp.
Xem thêm : Kinh Nghiệm Mở Quán Ăn Vặt Thành Công Cần Bao Nhiêu Vốn Và Làm Như Thế Nào?
d- Xanh lam đậm và tươi ánh lên.
e- Xanh tươi mỡ màng.
Bài 2: Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại
a) Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước.
b) Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở,nơi chôn rau cắt rốn.
* Đáp án:
a) Tổ tiên.
b) Quê mùa.
Bài 3: Tìm từ lạc trong dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại
a) Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân.
b)Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề, thợ nguội.
c) Giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo.
Đáp án:
a) Chỉ nông dân (từ lạc: thợ rèn )
b) Chỉ công nhân và người sản xuất thủ công nghiệp (từ lạc: thủ công nghiệp )
c) Chỉ giới trí thức (từ lạc: nghiên cứu )
Bài 4: Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống: im lìm, vắng lặng, yên tĩnh .
Cảnh vật trưa hè ở đây …, cây cối đứng…, không gian…, không một tiếng động nhỏ.
*Đáp án:
Lần lượt: yên tĩnh, im lìm, vắng lặng.
Bài 5: Tìm các từ ghép được cấu tạo theo mẫu
a) Thợ + X
b) X + viên
c) Nhà + X
d) X + sĩ
Bài 6: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây
a) Câu văn cần được (đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào) cho trong sáng và súc tích
b) Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn , đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói,đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng).
c) Dòng sông chảy rất (hiền hòa, hiền lành, hiền từ, hiền hậu) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.
* Đáp án:
a) gọt giũa
b) Đỏ chói.
c) Hiền hòa.
Bài 7: Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm
Xem thêm : Sự thật mẹ cần biết: Ăn rau cải có mất sữa không?
a) Cắt, thái, …
b) To, lớn,…
c) Chăm, chăm chỉ,…
* Đáp án:
a) …xắt, xắn, xẻo, pha, chặt, băm, chém, phát, xén, cưa, xẻ, bổ,…
(Nghĩa chung: chia cắt đối tượng thành những phần nhỏ (bằng dụng cụ))
b) …to lớn, to tướng, to tát , vĩ đại,…
(Nghĩa chung: Có kích thước, cường độ quá mức bình thường)
c) …siêng năng, chịu khó, cần cù, chuyên cần,…
(Nghĩa chung: Làm nhiều và làm đều đặn một việc gì đó)
Bài 8: Dựa vào nghĩa của tiếng “hòa”, chia các từ sau thành 2 nhóm, nêu nghĩa của tiếng “hòa” có trong mỗi nhóm: hòa bình, hòa giải, hòa hợp, hòa mình, hòa tan, hòa tấu, hòa thuận, hòa vốn.
* Đáp án:
– Nhóm 1: hòa bình, hòa giải, hòa hợp, hòa thuận, (tiếng hòa mang nghĩa: trạng thái không có chiến tranh, yên ổn)
– Nhóm 2: hòa mình, hòa tan, hòa tấu (tiếng hòa mang nghĩa: trộn lẫn vào nhau)
2. Từ trái nghĩa
– Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa đối lập nhau.
– Ví dụ: Giàu – nghèo, cao – thấp.
– Phân loại:
Tương tự như từ đồng nghĩa, học sinh cần phân biệt được hai dạng của từ trái nghĩa như sau:
+ Từ trái nghĩa hoàn toàn: Là những từ luôn mang nghĩa đối lập nhau trong mọi tình huống, văn cảnh.
+ Từ trái nghĩa không hoàn toàn: Từ trái nghĩa không hoàn toàn là những từ không phải trong trường hợp nào nó cũng mang nghĩa trái ngược nhau.
Ví dụ: Cao chót vót – sâu thăm thẳm
Cao là từ trái nghĩa (hoàn toàn) với thấp, tuy nhiên trong trường hợp này, “cao chót vót” lại biểu thị sự đối lập với “sâu thăm thẳm” nên chúng cũng được coi là từ trái nghĩa (không hoàn toàn).
– Các từ trái nghĩa không hoàn toàn (tùy trường hợp) như vậy còn được gọi là từ trái nghĩa lâm thời.
3. Mẹo xác định từ trái nghĩa không hoàn toàn
Trong nội dung về từ đồng nghĩa – trái nghĩa, từ trái nghĩa không hoàn toàn là phần gây nhiều khó khăn cho học sinh nhất. Con cảm thấy khó hiểu về lý thuyết và khi áp dụng làm bài tập. Vậy cô Thu Hoa có gợi ý gì khi xác định từ trái nghĩa không hoàn toàn?
“Khi xác định từ trái nghĩa, cần xác định trong tình huống cụ thể.”
Vì từ trái nghĩa không hoàn toàn mang các ý nghĩa khác nhau tùy trường hợp nên hãy luôn đặt từ đó vào tình huống trong câu để xác định đúng nghĩa biểu thị của nó.
– Ví dụ:
Từ “nhạt” khi mang nghĩa về hương vị món ăn, nó trái nghĩa với từ “mặn”.
“Món canh này nhạt quá!”
Tuy nhiên, khi từ “nhạt” mang nghĩa chỉ vẻ đẹp, nó trái nghĩa với từ “đằm thắm”.
“Hoa cỏ may luôn buồn tủi về vẻ đẹp mờ nhạt của mình, cô ghen tị với nét đằm thắm của chị mẫu đơn”.
Từ đồng nghĩa – trái nghĩa là nội dung không quá phức tạp, nhưng hãy lưu ý những trường hợp phức tạp về từ đồng nghĩa không hoàn toàn và trái nghĩa không hoàn toàn để không bị nhầm lẫn
–
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Từ cùng nghĩa, trái nghĩa với trung thực. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 4, Tập làm văn lớp 4, Giải vở bài tập Tiếng Việt 4, Luyện từ và câu lớp 4, Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4, Tập đọc lớp 4.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp