Ngày cúng ông Công ông Táo vô cùng quan trọng trong phong tục tập quán của người Việt ta. Và trong ngày này, không thể thiếu muối, gạo trong lễ cúng. Tuy nhiên, gạo muối cúng ông Công ông Táo xong làm gì? Nên rải đi hay thực hiện làm thủ tục gì khác? Làm như nào là đúng nhất, không phạm phải cấm kỵ? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Tại Sao Cần Quan Tâm Tới Gạo Muối Khi Thực Hiện Cúng Lễ?
Trong phong tục cúng của Việt Nam không thể thiếu gạo, muối. Gạo và muối được coi gắn liền với sự sống của người Việt từ xa xưa. Gạo được sử dụng để ăn hàng ngày, cung cấp tinh bột, các vitamin quan trọng… Muối lại là gia vị quan trọng trong chế biến món ăn và cũng giúp cân bằng chất lỏng trong cơ thể.
Bạn đang xem: Giải Đáp Về Gạo Muối Cúng Ông Công Ông Táo Xong Làm Gì?
Ngoài ra, xét theo mặt phong thủy, tâm linh thì gạo, muối giống như một liệu pháp may mắn, đem đến sức khỏe và tài lộc. Trong quan niệm dân gian, gạo và muối còn giúp xua đuổi tà ma, gợi về sự bình an, may mắn.
Chính vì lẽ đó, gạo, muối đã trở thành một thứ không thể thiếu trong các lễ cúng của phong tục người Việt Nam. Ngoài ra, sử dụng gạo và muối trong các lễ cúng còn thể hiện nhiều ý nghĩa khác như:
- Cúng gạo muối cho chúng sinh với mong muốn cầu cho các vong linh được no đủ.
- Gạo muối trong các lễ cúng cũng giúp thể hiện tấm lòng biết ơn với Tổ tiên – những người đã tạo ra nền văn minh lúa nước, để đem đến cho chúng ta một cuộc sống no đủ như ngày nay.
Ngày cúng ông Công ông Táo cũng là một lễ cúng quan trọng hàng đầu trong một năm. Vì vậy, gạo và muối sẽ không thể thiếu trong lễ cúng ông Công ông Táo.
Do đó, các gia chủ trước khi cúng cần chuẩn bị thật chu đáo, không được quên gạo và muối. Ngoài ra, cũng cần đặc biệt lưu ý về vấn đề gạo muối cúng ông Công ông Táo xong làm gì để có thể đảm bảo được sự tôn nghiêm và phù hợp nhất với phong tục mỗi địa phương.
Ý Nghĩa Khi Sử Dụng Gạo, Muối Khi Cúng Ông Công Ông Táo
Không chỉ đơn thuần là một phong tục tập quán, việc dùng gạo và muối trong các lễ cúng mang tính chất rất linh thiêng. Chính vì thế, khi sử dụng gạo, muối để cúng ông Công ông Táo hoặc bất cứ một lễ cúng nào khác, gia chủ cần chuẩn bị cho đúng và đủ.
Bên cạnh việc tìm hiểu gạo muối cúng ông Công ông Táo xong làm gì, chủ nhà cần hiểu rõ thêm về những lưu ý khi lựa chọn. Dưới đây là một số điều cần nhớ khi chọn và sử dụng gạo, muối để cúng ông Công, ông Táo:
Nên Chọn Loại Gạo Muối Như Thế Nào?
Khi lựa chọn gạo, muối trong lễ cúng ông Công, ông Táo cần hết sức kỹ càng và chỉn chu.Dưới đây là một vài lưu ý trong cách lựa chọn:
- Cần chọn loại gạo và muối sạch sẽ. Gạo, muối đều phải có màu trắng sạch, không bị hẩm hay có màu ngả vàng
- Gạo và muối phải là loại mới, chưa được sử dụng trước đó
- Hũ đựng muối, gạo cần phải là loại hũ riêng biệt, không dùng chung với hũ đựng muối, gạo sinh hoạt hàng ngày. Điều này thể hiện sự tôn kính, trang nghiêm khi cúng lễ
- Dùng các loại hũ sứ đựng gạo muối chất lượng, không có hình ảnh dung tục hay hoa văn không trang nghiêm. Tốt nhất, nên lựa chọn các họa tiết Tùng, Trúc, Cúc, Mai… là thích hợp nhất
- Các loại hũ đựng muối, gạo cúng lễ tốt nhất chính là có kiểu dáng nhỏ ở phần miệng và phình to ở giữa
Nên Tách Gạo Muối Hay Để Chung?
Ngoài những lưu ý về cách chọn gạo, muối để cúng ông Công, ông Táo thì cũng có nhiều băn khoăn không biết nên tách gạo muối hay để chung lẫn nhau. Vấn đề này cũng tùy thuộc vào phong tục tập quán của từng nơi cũng như quan niệm về tâm linh của từng tôn giáo.
Nhìn chung, hầu như quan niệm nên tách riêng muối và gạo được phổ biến nhất. Bởi theo quan niệm là sau khi cúng, sẽ rải gạo muối để cúng chúng sinh. Như vậy, nếu trộn lẫn gạo với muối sẽ rất khó ăn. Tốt nhất là rải gạo trước rồi một lúc sau mới rải muối. Và lượng gạo nên gấp 3 lần lượng muối vì cơm gạo mới là đồ ăn chính, muối chỉ là gia vị nên không cần nhiều.
Gạo Muối Cúng Ông Công Ông Táo Xong Làm Gì?
Xem thêm : Thành phần gia đình là gì? Cách viết thành phần gia đình đúng nhất
Nhiều người cũng băn khoăn không biết gạo, muối cúng ông Công ông Táo xong làm gì? Có thể rải hay là sử dụng để ăn tiếp? Điều này cũng phụ thuộc vào phong tục của từng địa phương, tín ngưỡng từng vùng.
Có vùng thường đem rải gạo, muối xung quanh nhà để xua đuổi tà ma. Và việc rải muối, gạo cũng mang ý nghĩa là cho các chúng sinh để không quấy phá gia đình. Sau khi cúng, đem muối và gạo rải đều quanh nhà, trước sân và ngoài ngõ. Vừa rải vừa niệm Phật để thể hiện lòng thành, tránh tà ma xâm nhập nhà.
Cũng có vùng quan niệm là gạo muối khi đã cũng sẽ bị “lạnh”, nếu ăn vào không tốt cho sức khỏe. Thay vào đó là đem đốt cùng vàng mã để lấy may, tốt cho gia chủ.
Có một số vùng lại quan niệm nên cất đi để nấu ăn như bình thường. Vì đây là lộc, nếu “thụ lộc” sẽ đem đến nhiều may mắn cho các thành viên trong gia đình.
Lời Kết
Như vậy có thể thấy, việc sử dụng muối, gạo trong lễ cúng ông Công ông Táo đã phổ biến trên khắp cả nước. Tuy nhiên, gạo muối cúng ông Công ông Táo xong làm gì là còn tùy thuộc vào văn hóa từng vùng. Bạn có thể áp dụng theo đúng phong tục tập quán tại địa phương mình sinh sống. Chỉ cần luôn giữ được tấm lòng thành kính thì sẽ luôn nhận lại được những điều tốt đẹp nhất.
Nếu bạn còn bất kỳ những thắc mắc nào xung quanh việc tổ chức cúng ông Công ông Táo, đừng quên để lại số điện thoại và lời nhắn tại form đăng ký bên cạnh để được Phong Thủy Phùng Gia hỗ trợ nhanh nhất nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp