Ngày vía Thần Tài là dịp đặc biệt quan trọng với những người làm ăn, kinh doanh, buôn bán có thờ Thần Tài. Bởi lẽ đây là dịp để con người được “đổi vía” lấy hên cho năm mới, đồng thời cũng là dịp để thực hiện mong cầu công việc làm ăn, kinh doanh được thuận lợi suôn sẻ, phát tài phát lộc. Nếu bạn chưa biết ngày vía Thần Tài mùng 10 nên cúng gì và cúng giờ nào tốt thì có thể tham khảo các gợi ý dưới đây.
Nguồn gốc ngày vía Thần Tài
Ngày vía Thần Tài là ngày 10 tháng giêng âm lịch hàng năm, đây là ngày quan trọng nhất trong năm. Ngoài ra, người làm ăn, kinh doanh cũng thường xuyên cúng vía Thần Tài vào ngày 10 âm lịch hàng tháng. Thực tế, ngày vía Thần Tài xuất hiện ở Việt Nam là do sự giao thoa văn hóa. Tục thờ cúng phổ biến ở nước ta vào khoảng thế kỷ XX, khi thương nghiệp phát triển mạnh mẽ và dần khẳng định được vị thế của mình.
Bạn đang xem: Ngày vía Thần Tài mùng 10 nên cúng gì? Giờ nào tốt nhất?
Tương truyền, Thần Tài vốn là một vị Thần Tiên trên trời. Do say rượu nên bị rơi xuống trần gian, đầu va phải đá nên mất trí, thấy ông ăn mặc như đồ diễn tuồng cải lương nên kẻ xấu đã lột sạch quần áo của ông đem bán. Mất trí nhớ, không biết mình là ai, ông đi lang thang khắp nơi xin ăn.
Một lần, Thần Tài được một ông chủ cửa hàng vịt đang bán ế ẩm mời ăn no. Kể từ ngày đó, cửa hàng bỗng nhiên đông đúc, người ra kẻ vào tấp nập, khách hàng nườm nượp kéo đến. Khi cửa hàng phát đạt, sợ bộ dáng lấm lem bẩn thỉu của Thần Tài khiến khách hàng không hài lòng nên chủ quán đã đuổi ông đi.
Thấy ông đáng thương, chủ cửa hàng đối diện bèn cưu mang Thần Tài. Thế là khách từ bên kia chuyển hết sang bên cửa hàng này. Bấy giờ, người ta mới ngộ ra ông là Thần Tài và tranh nhau mời ông ăn, mua quần áo mới cho ông. Trong một lần vô tình được tặng bộ quần áo bị trấn lột trước kia, Thần Tài đã khôi phục trí nhớ và bay về trời, hôm đó là ngày 10 tháng giêng âm lịch.
Để tưởng nhớ Thần Tài, người dân đã lập bàn thờ cúng, chọn ngày này là ngày vía Thần Tài. Vào ngày này, mọi người sẽ sắm sửa lễ vật, chuẩn bị mâm lễ cúng tươm tất dâng cúng Thần Tài nhằm mong cầu tài lộc, may mắn, sung túc, mong việc làm ăn, kinh doanh, buôn bán cả năm được suôn sẻ thuận lợi, phát tài phát lộc.
Nên cúng gì vào ngày vía Thần Tài?
Như đã đề cập, vào ngày vía Thần Tài, các gia đình thường chuẩn bị lễ viện tươm tất, bày biện mâm cúng trang trọng, đầy đủ hơn bình thường để cầu may mắn, tài lộc. Vậy, ngày vía Thần Tài mùng 10 nên cúng gì? Tùy vào từng vùng miền, từng khu vực mà lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa sẽ có sự khác biệt nhất định.
Theo Tiến sĩ Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), vào ngày vía Thần Tài, người thờ cúng sẽ tiến hành lau dọn bàn thờ, chuẩn bị đồ cúng và làm lễ cúng. Trước khi dâng lễ, gia chủ sẽ sắp xếp bàn thờ gọn gàng, sạch sẽ, dùng nước có ngâm hoa tươi hoặc rượu trắng pha gừng để lau bàn thờ, lau bụi.
Mâm lễ cúng ngày vía Thần Tài thường bao gồm những lễ vật sau đây:
- Bộ Tam Sên gồm: 1 miếng thịt heo luộc, trứng luộc, tôm hoặc cua luộc
- Cá lóc nướng: Thường là cá lóc nguyên con nướng trui (do thờ cúng Ông Địa nên cá lóc là để dâng cúng Ông Địa)
- Một số nơi thường có thêm thịt heo quay hoặc vịt quay, xôi, bánh trôi nước
- Mâm ngũ quả gồm các loại quả như thanh long, dưa hấu, xoài, táo, đu đủ, chuối, lê, cam, quýt…
- Bát nước đầy có rắc cánh hoa hồng phía trên: ngụ ý giữ tiền bạc của cải, để tiền bạc không trôi đi mất
- 5 củ tỏi: Được đặt trên 1 chiếc đĩa nhỏ nhằm xua đuổi ma quỷ
- 5 chén nước xếp hình chữ thập: Tượng trưng cho ngũ hành, ngũ phương
- Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy: Tượng trưng cho cuộc sống ấm no, sung túc, đủ đầy, được đặt từ đầu năm, đến cuối năm thì thay mới gạo, nước, muối trong hũ.
- 1 bộ tiền vàng mã, 1 lọ hoa, 1 bao thuốc lá (đầu 2 điếu thuốc trong bao chìa ra ngoài).
- 1 đĩa gạo và 1 đĩa muối nhỏ
Tùy vào điều kiện của gia đình, tùy vào tập quán văn hóa của từng vùng miền mà gia chủ chuẩn bị mâm lễ cúng với các lễ vật phù hợp. Trong mâm cúng thì bộ Tam Sên là tiêu chuẩn, các vật phẩm khác có thể điều chỉnh theo điều kiện của gia đình sao cho phù hợp. Không nên quá sơ sài nhưng cũng không nên quá phô trương để tránh lãng phí.
Xem thêm : Tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác bài thơ Ánh trăng
Ngoài ra, vào ngày vía Thần Tài, người ta thường truyền tai nhau rằng mua vàng trong ngày này sẽ giúp cả năm suôn sẻ, giàu có, sung túc, dư dả. Do đó, trên mâm lễ cúng Thần Tài, người ta còn cúng thêm một ít vàng thật, vàng mã sẽ được đốt để cầu xin Thần Tài Thổ Địa phù hộ cho cuộc sống sung túc, bình an, cả năm phát tài phát lộc, còn tiền vàng thật sẽ được cất giữ bên mình hoặc cất trong nhà để lấy hên.
Bên cạnh vàng, vào ngày mùng 10, người ta thường chọn mua các vật phẩm phong thủy có tác dụng cầu tài như:
- Linh vật phong thủy: Thường là cóc ngậm tiền, tỳ hưu, long quy, kỳ lân… để cầu tài lộc, may mắn
- Đồng tiền phong thủy âm dương, đồng hoa mai: Thường được mua về và đặt ở cung tài lộc của gia đình như một cách gieo “hạt giống” phát tài, kích hoạt tài khí.
- Thỏi vàng phong thủy, đá quý: Tượng trưng cho giàu sang, phú quý, có tác dụng mang đến may mắn, bình an, tài lộc.
Tại sao lại mua vàng vào ngày vía Thần Tài?
Hiện nay, vào ngày vía Thần Tài, rất nhiều người tranh thủ mua vàng để lấy hên, mong cầu được “đổi vận”. Thực tế, thói quen mua vàng trong ngày vía Thần Tài chủ yếu phổ biến ở những đô thị, thành phố lớn. Người Việt thường có thói quen tích trữ vàng trong nhà để tiết kiệm. Mua vàng vào ngày vía Thần Tài vừa là để lấy lộc đầu năm, vừa là để một cách tích góp, trữ ít vàng trong nhà để phòng thân.
Như vậy, lý do mà người Việt thường mua vàng vào ngày vía Thần Tài là để cầu may mắn, tài lộc, mong cả năm được thuận lợi suôn sẻ, nhận được nhiều lộc lá, việc làm ăn kinh doanh phát tài phát lộc. Mua vàng vào ngày này được cho là sẽ giúp đắc tài đắc lộc, tiền bạc rủng rỉnh cả năm.
Cứ đến ngày vía Thần Tài, rất nhiều người đến các tiệm vàng để mua vàng cầu may. Điều này khiến giá vàng đầu năm tại Việt Nam thường có xu hướng tăng cao bất thường. Do đó, trước kia vào ngày vía Thần Tài, người ta hay mua vàng tích trữ, sau này đa số người dân chỉ mua 0.5 – 1 chỉ vàng để lấy vía mà thôi.
Trước đây, theo quan niệm, người ta thường mua vàng lẻ (nhẫn tròn trơn) là chủ yếu. Trong đó:
- 1 lượng là cầu Phúc
- 1 chỉ cầu Lộc
- 2 chỉ cầu Phát
- 5 chỉ cầu Tài
Tóm lại, mua vàng vào ngày Thần Tài mang ý nghĩa tâm linh to lớn với người làm ăn, kinh doanh, buôn bán. Đây là dịp để cầu may mắn, cầu tiền tài, của cải, mong năm mới công việc suôn sẻ, thuận lợi, được thần tài – vị thần tài lộc phù hộ. Đây cũng là một hình thức tiết kiệm, xuất phát từ tâm lý tích trữ tiền vàng phòng thân.
Vào ngày vía Thần Tài, trong lễ vật cúng không bắt buộc phải có vàng thật. Chính vì thế, bạn có thể lựa chọn mua vàng hoặc không đều được. Bạn chỉ cần chuẩn bị mâm cúng có đầy đủ các lễ vật cần thiết, quá trình thờ cúng đảm bảo sự trang nghiêm, kính trọng là được.
Giờ tốt cúng Thần Tài vào ngày vía Thần Tài
Bên cạnh thắc mắc ngày vía Thần Tài mùng 10 nên cúng gì, nhiều người cũng băn khoăn về việc chọn giờ cúng. Ở Trung Quốc, ngày vía Thần Tài là ngày mùng 5 Tết còn ngày vía Thần Tài của Việt Nam là mùng 10 tháng giêng. Theo các chuyên gia phong thủy, người xưa lấy ngày mùng 10 làm ngày vía Thần Tài là vì theo đồ hình học, số 10 là số tận cùng cao nhất.
Số 10 thuộc hành Thổ, là quý thủy trong Thiên Can. Quý Thủy thể hiện âm thủy (tiền tài), thủy quản tài lộc, sơn quản nhân đinh. Cũng theo các chuyên gia phong thủy, trong ngày vía Thần Tài, lễ cúng nên tiến hành vào buổi sáng vào các khung giờ như 7 – 9 giờ hoặc 11 – 13 giờ. Bên cạnh đó, gia chủ cũng có thể chọn cúng vào khung giờ từ 15 – 17 giờ để làm lễ cúng và cầu xin sẽ giúp dễ thành sở nguyện.
Xem thêm : Bản vẽ kỹ thuật là gì? Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật?
Trong đó:
- Giờ Thìn (7 – 9 giờ): Cúng giờ này thì việc khai trương, ký kết hợp đồng, đầu tư sẽ được thuận buồm xuôi gió, thuận lợi suôn sẻ, gặp nhiều may mắn, gặp nhiều cát lợi.
- Giờ Ngọ (11 – 13 giờ): Được xem là khung giờ cát lợi, có thể giúp đạt được sở cầu, vạn sự như ý, việc làm ăn, kinh doanh, học tập, công doanh, sự nghiệp có thể gặt hái được nhiều thành công.
Nhìn chung, giờ cúng Thần Tài rất đa dạng, việc lựa chọn giờ tốt còn phụ thuộc vào từng năm, kết hợp cùng tuổi của gia chủ. Thời điểm tốt nhất để làm lễ, thắp hương bàn thờ Thần Tài Thổ Địa là vào buổi sáng, nếu không có thời gian thì thực hiện buổi chiều đều được. Chỉ cần chọn được khung giờ thích hợp nhất, tránh giờ hắc đạo là được.
Các giờ xấu nên tránh khi tiến hành cúng vào ngày vía Thần Tài là những giờ hắc đạo như 1 – 3 giờ, 5 – 7 giờ, 9 – 11 giờ, 13 – 15 giờ, 17 – 19 giờ và 21 – 23 giờ… Việc chọn giờ tốt để cúng Thần Tài thực tế có rất nhiều phương pháp, tùy vào từng quan niệm mà gia chủ lựa chọn giờ tốt để cúng. Giờ cúng thực tế không quá quan trọng trong ngày vía Thần Tài, cốt yếu là khi lễ cúng người cúng phải thành tâm, đảm bảo đầy đủ lễ nghi cần thiết là được.
Những lưu ý khi cúng Thần Tài vào ngày mùng 10
Ngoài việc xác định được ngày vía Thần Tài mùng 10 nên cúng gì, gia chủ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Trước khi dâng mâm cúng và cúng Thần Tài, gia chủ cần tắm tượng sạch sẽ bằng nước hoa bưởi, rượu trắng pha gừng. Tuyệt đối không để tượng bám bụi bẩn thỉu vào ngày này.
- Bàn thờ và lễ vật cúng nên được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, nơi đặt bàn thờ cũng cần được dọn dẹp sạch sẽ, thoáng mát.
- Tuyệt đối không cúng hoa giả, trái cây giả, đồ cúng nhựa cho bàn thờ Thần Tài Thổ Địa. Hoa phải là hoa tươi, có nụ, có mùi thơm dịu nhẹ, trái cây phải là trái cây tươi, không dập héo.
- Sau khi cúng xong, muối và gạo thì giữ lại trong nhà để giữ lộc, rượu và nước thì đem tưới quanh nhà, bánh kẹo cúng giữ lại để ăn.
- Bánh, trái cây chia cho người trong nhà ăn, tránh chia cho người ngoài để tránh mất lộc, hao tài, tán của.
Trên đây là một số thông tin gợi ý giúp bạn giải đáp thắc mắc ngày vía Thần Tài mùng 10 nên cúng gì. Tùy vào điều kiện của gia đình mà gia chủ lựa chọn vật phẩm cúng phù hợp. Dù đơn giản hay đầy đủ thì điều quan trọng nhất là phải thành tâm, thật sự tôn kính thì việc thờ cúng mới linh thiêng và có ý nghĩa.
Một số hình ảnh về mâm cúng ngày vía Thần Tài được chia sẻ:
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn chọn ngày và cách thay bát hương Thần Tài cũ
- Cúng Thần Tài Ông Địa nên chọn loại trái cây nào?
- 7 Loại hoa nên chọn khi cúng Thần Tài Thổ Địa
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp