Trong văn hóa Việt Nam, lễ thôi nôi là một phần quan trọng trong cuộc sống của mỗi gia đình, đánh dấu sự trưởng thành đầu tiên của bé sau một năm chào đời. Một câu hỏi được đặt ra, cúng thôi nôi tính ngày âm hay dương ? – một vấn đề mà bất kì cha mẹ nào cũng quan tâm. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng khám phá các nội dung sau đây.
1. LÀM THÔI NÔI CHO BÉ TÍNH NGÀY ÂM HAY DƯƠNG
Thôi nôi là mấy tuổi ? Nó kỷ niệm mốc thời gian quan trọng trong cuộc sống của em bé, thường là khi bé đủ 12 tháng tuổi. Theo quan niệm truyền thống, các nghi thức tâm linh và thờ cúng truyền thống thường được tính theo lịch âm. Lịch âm cũng gắn nhiều với yếu tố tâm linh, có các bà Mụ, vị thánh nâng đỡ để các bé ra đời. Do đó để cảm tạ các bà Mụ là các mẹ đỡ đầu cho bé nhất định phải tính theo âm lịch thì lễ cúng mới được linh nghiệm.
Bạn đang xem: Cúng thôi nôi tính ngày âm hay dương – Lựa chọn nào tốt nhất
Thêm vào đó, lịch âm thường có số ngày cố định là 30 ngày. Các bậc phụ huynh cần lưu ý rằng việc thay đổi ngày âm là rất ít khi xảy ra, do đó việc tổ chức lễ thôi nôi theo lịch âm sẽ giúp xác định ngày tháng một cách chính xác nhất.
Cúng thôi nôi tính ngày âm hay dương
Vậy thôi nôi làm ngày dương được không ?
Dĩ nhiên là được, tuy truyền thống thường tuân theo lịch âm nhưng điều quan trọng nhất là việc ngày cúng phải phù hợp và thuận tiện với gia đình. Nếu cha mẹ cảm thấy việc chọn ngày cúng thôi nôi cho bé theo lịch dương thuận lợi hơn, thì hoàn toàn có thể tổ chức lễ thôi nôi theo lịch này.
Xem thêm : Cách bổ sung vitamin D3 cho người lớn hiệu quả và an toàn
Dấu hiệu trẻ bị mất vía – Cách tránh vía cho bé khi ra ngoài
2. CÁCH TÍNH NGÀY THÔI NÔI THEO ÂM LỊCH CHO BÉ
Nhiều mẹ vẫn chưa biết cách tính ngày thôi nôi theo lịch âm chính xác cho bé, tùy thuộc vào giới tính, bé trai sẽ có cách tính ngày thôi nôi khác với bé gái. Trong Văn hóa Việt Nam, phái nam và phái nữ luôn được xem là hai cực âm – dương. Trong tất cả nghi lễ cổ truyền đều có những quy định riêng cho hai giới.
2.1 Cách tính ngày cúng thôi nôi cho bé trai:
- Ngày cúng thôi nôi cho bé trai được tính theo ngày âm lịch.
- Ngày cúng là ngày trước sinh nhật của bé một ngày theo quan niệm “gái lùi 2 – trai lùi 1”. Ví dụ, nếu bé sinh vào ngày 16/3 âm lịch, thì ngày cúng thôi nôi sẽ là ngày 15/3 âm lịch.
- Trong trường hợp bé trai sinh vào năm nhuận, cách tính ngày cúng thôi nôi sẽ khác so với những năm bình thường. Thay vì lùi lại một ngày, ngày cúng sẽ lùi lại một tháng. Ví dụ, nếu bé sinh vào ngày 16/3/2020, thì ngày cúng thôi nôi sẽ là ngày 16/2/2021.
Mâm cúng thôi nôi bé trai gồm nhừng gì ?
2.2 Cách tính ngày thôi nôi cho bé gái theo lịch âm:
- Ngày cúng thôi nôi của bé gái thường thụt lại hai ngày so với ngày sinh của bé.
- Ngày cúng thôi nôi của bé gái cũng được tính bằng ngày âm lịch và lùi lại 2 ngày. Ví dụ, nếu bé sinh vào ngày 15/1 âm lịch, thì ngày cúng thôi nôi sẽ là ngày 13/1 âm lịch của năm sau.
- Cách tinh ngày thôi nôi theo nằm nhuần: cách tính ngày thôi nôi cũng tương tự như bé trai. Ngày cúng sẽ lùi lại một tháng và tính bằng ngày âm lịch. Ví dụ, nếu bé sinh vào ngày 15/2/2020, thì ngày cúng thôi nôi cho bé gái sẽ là 15/1/2021.
Cách bày mâm cúng thôi nôi be gái đơn giản
3. CÚNG THÔI NÔI BUỔI SÁNG HAY CHIỀU TỐT HƠN ?
Hiện tại, quan điểm lựa chọn thời gian để làm lễ cúng thôi nôi sáng hay chiều khá là đa dạng, tùy thuộc vào quan niệm cá nhân và vùng miền sẽ có cách chọn lựa thời gian cúng khác nhau.
3.1 Làm lễ cúng mụ cho bé trước 12 giờ trưa
Với quan điểm này, thời gian thích hợp nhất là trong khoảng 9 – 12h trưa là được, miễn là buổi sáng mát mẻ, thông thoáng. Việc tổ chức lễ cúng thôi nôi vào khoảng 9 – 10h sáng sẽ thuận tiện cho nhiều thành viên trong gia đình. Sau khi làm lễ cúng xong thì cả gia đình có thể quây quần bên nhau để ăn uống và vui chơi.
Cúng thôi nôi bé giờ nào tốt ?
3.2 Chọn giờ cúng theo tuổi bé
Nhiều gia đình có quan niệm tâm linh sẽ chú trọng chọn giờ cúng thôi nôi hợp tuổi với bé, với mong muốn giúp con có nhiều may mắn, thuận lợi hơn sau này. Bạn có thể tham khảo dưới đây:
- Tuổi tý giờ ngọ (Cúng từ 11 tới 13 giờ trưa)
- Tuổi sửu giờ tý (Cúng từ 23 tới 1 giờ sáng)
- Tuổi dần giờ sửu và giờ mùi (Cúng từ 1 tới 3 giờ ság và 13 đến 15 giờ trưa )
- Tuổi mão giờ thìn và giờ tuất (Cúng từ 7 tới 9 giờ sáng và 19 tới 21 giờ tối)
- Tuổi thìn giờ hợi (Cúng từ 21 tới 23 giờ tối)
- Tuổi tị giờ dậu (Cúng từ 17 tới 19 giờ tối)
- Tuổi ngọ giờ thân (Cúng từ 15 tới 17 giờ chiều)
- Tuổi mùi giờ tý (Cúng từ 23 tới 1 giờ sáng)
- Tuổi thân giờ mão (Cúng từ 5 đến 7 giờ sáng)
- Tuổi dậu giờ dần (Cúng từ 3 tới 5 giờ sáng)
- Tuổi tuất giờ hợi (Cúng từ 21 tới 13 giờ khuya)
- Tuổi hợi giờ tỵ (Cúng từ 9 tới 11 giờ sáng)
3.3 Cúng thôi nôi sai ngày có sao không
Trong trường hợp làm sai ngày cúng thôi nôi thì ba mẹ cũng đừng quá lo lắng, bạn hoàn toàn có thể chọn một ngày thuận lợi gần nhất để thực hiện nghi lễ cúng thôi nôi cho con. Việc cúng đúng ngày không phải là điều bắt buộc, quan trọng hơn cả là lòng thành tâm của cha mẹ trong việc tổ chức lễ cảm ơn các vị thần linh, các bà Mụ và đức ông.
Với những thông tin trên, Zaracos hy vọng đã giải đáp được vấn đề cúng thôi nôi tính ngày âm hay dương cho ba mẹ. Đây chỉ là một truyền thống, quan trọng nhất là việc tổ chức lễ thôi nôi phải phù hợp và thuận lợi với gia đình. Hãy nhớ rằng, bất kể chọn cách tính ngày theo lịch âm hay dương, lòng thành tâm và sự yêu thương dành cho bé mới chính là điều thiêng liêng nhất trong lễ cúng thôi nôi.
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp