Hình thức cách mạng:
– Nội chiến: CMTS Anh giữa thế kỉ XVII, nội chiến ở Mĩ (1861 – 1865)
Bạn đang xem: Cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức nào?
– Cao trào cách mạng của quần chúng, cách mạng được đẩy lên cao trào là nhờ cao trào này: Cách mạng Pháp 1789.
– Phong trào giải phóng dân tộc: chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Bắc Mĩ, cách mạng Hà Lan, cuộc đấu tranh của các nước Mĩ la tinh chống TBN và BĐN.
– Thống nhất quốc gia: Đức, Italia.
Xem thêm : Các kiểu khí hậu phổ biến ở châu á là gì?
– Cải cách, duy tân: Nga, Nhật, Xiêm…
Nguyên nhân:
– Do hoàn cảnh lịch sử, kinh tế xã hội, tương quan lực lượng của mỗi nước khác nhau nên hình thức cách mạng cũng không giống nhau (điều kiện bên trong)
.- Hoàn cảnh lịch sử thế giới (điều kiện bên ngoài):
Ở đầu thời cận đại, giai cấp tư sản đang thế đi lên, có vai trò tích cực nên có thể phát động nhân dân tiến hành cách mạng tư sản đấu tranh trực diện với chế độ phong kiến. Nhưng càng về sau, CNTB bắt đầu bộc lộ những hạn chế của nó, giai cấp tư sản không dám phát động quần chúng làm CMTS, còn giai cấp vô sản chưa đủ sức làm CM nên phong kiến đứng ra thực hiện nhiệm vụ này. Mặt khác, sự phát triển của CNTB cũng tác động đến phong kiến khiến tầng lớp này nhận thấy cần cải cách để tồn tại.Tuy nhiên tất cả những cuộc CM này đều giải phóng và phát triển sức sản xuất, gạt bỏ những trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản (tàn tích phong kiến, chế độ thực dân, tình trạng chia cắt , tổ chức phường hội…).
Xem thêm : Xương sườn người có bao nhiêu cái và có chức năng gì?
+ CMTS Anh: chế độ phong kiến bảo thủ mà đại diện là vua Sáclơ I đã trở thành vật cản cho quan hệ sản xuất TBCN đang nảy nở ở Anh, điều này thể hiện ở mâu thuẫn giữa nhà vua với tư sản, quý tộc mới và quần chúng nhân dân. Cuộc nội chiến đã nổ ra giữa quân đội của tư sản, quý tộc mới (Quốc hội) và quân đội của nhà vua, kết quả là chế độ phong kiến chuyên chế Anh bị lật đổ, nước Anh đặt dưới sự thống trị của tư sản và quý tộc mới.
+ Bắc Mĩ: sự phát triển kinh tế ở 13 thuộc địa bị sự thống trị của thực dân Anh kìm hãm vì Anh chỉ muốn biến khu vực này thành nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp Anh và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của Anh. Vì vậy 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ đã cùng đánh đuổi thực dân Anh, giành độc lập và cuối thế kỉ XVIII, thủ tiêu tất cả những luật lệ, chính sách mà thực dân Anh áp đặt, ngăn chặn sự phát triển sán xuất TBCN của khu vực này.
+ Pháp: vào cuối thế kỉ XVIII, dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, quần chúng Pháp đã đứng lên chống chế độ hcuyên chế phong kiến. Cách mạng Pháp ngày càng tiến lên, chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, chế độ quân chủ lập hiến (của đại tư sản) thay thế, rồi đến chế độ cộng hoà (của tư sản công thương) được thiết lập và cuối cùng với đỉnh cao CM là nền chuyên chính Giacôbanh (của tư sản vừa và nhỏ). Đại tư sản, tư sản công thương khi nắm quyền không thoả mãn quyền lợi của quần chúng (ruộng đất cho nông dân, cải thiện đời sống cho người dân đô thị..), do đó, quần chúng đòi những quyền lợi đó và CM được đẩy lên cao theo từng nấc thang. Như vậy, từ cao trào CM của quần chúng đã giải quyết được từng nhiệm vụ của CMTS một cách triệt để.
+ Đức và Italia: đất nước bị chia năm xẻ bảy với những hàng rào thuế quan và những luật lệ khác nhau, ngăn cản sự phát triển sản xuất TBCN, do đó nhu cầu thống nhất quốc gia được đặt ra cấp bách. Những năm 60 của thế kỉ XIX, công cuộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của tư sản, quý tộc tư sản hoá đã diến ra và hoàn thành. CNTB Đức và Italia có điều kiện phát triển.
+ Nga, Nhật: Sự phát triển của kinh tế TBCN đã bị chế độ phong kiến kìm hãm như hàng rào thuế quan, chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến đã ngăn cản người nông dân bán sức lao động cho nhà tư bản… Vì vậy chính quyền phong kiến đứng ra thực hiện những cuộc cải cách từ trên xuống vì họ cũng đã nhận thức được nếu không cải cách mở đường cho kinh tế TBCN phát triển thì sẽ bị phong trào của quần chúng lật đổ
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp