Thái Bình Thiên Quốc là một nhà nước tôn giáo đã được hình thành ở Trung Quốc và tồn tại trong vòng 13 năm. Vậy khởi nghĩa thái bình thiên quốc xuất phát từ đâu? Quá trình phát triển và kết quả cuối cùng của cuộc khởi nghĩa ra sao thì xem trong bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc
Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc là cuộc khởi nghĩa gắn liền với cuộc đấu tranh của người Gia Khánh để chống lại sự cai trị của nhà Thanh lúc bấy giờ cùng với sự xâm lược đến từ phương Tây.
Bạn đang xem: Tìm hiểu về khởi nghĩa thái bình thiên quốc. Lý do hình thành và kết quá cuối cùng
Cuộc khởi nghĩa của Thái Bình Thiên Quốc với những thế lực đối kháng khác được coi là một trong những cuộc khởi nghĩa khốc liệt nhất trong thời điểm những năm của thế kỷ thứ 19 với số lượng thương vong theo thống kê ước tính khoảng từ 20 triệu người cho đến 50 triệu người bao gồm cả quân nhân và dân thường.
Lý do hình thành cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc
Vào năm 1843, Hồng Tú Toàn – vốn là một nho sĩ bất mãn với xã hội phong kiến bấy giờ đã vận dụng tri thức cùng với quan điểm bình đẳng của Thiên Chúa Giáo làm gốc để tạo ra đạo “Bái Thượng Đế” để có thể tập hợp được những người dẫn có thể chống lại được chính quyền thời bấy giờ. Nho sĩ Hồng Tú Toàn đã tự nhận mình chính là người được Thượng đế cử xuống trần gian để thay trời hành đạo, giúp chống lại Thanh triều.
Vừa lúc vào khoảng thời gian năm 1847 – 1848 thì hai tỉnh Lưỡng – Quảng (Quảng Đông) hiện nay xảy ra nạn đói với giặc cướp khắp nơi, lúc này Hồng Tú Toàn đã tập hợp nhóm bạn học đồng hương dấy binh nổi dậy tại khu vực Kim Điền – Quảng Tây. Khẩu hiệu của cuộc khởi nghĩa lúc bấy giờ là “Phản Thanh, diệt tham ô tàn bạo, khôi phục nhà Minh”. Cuộc khởi nghĩa nhận được rất nhiều sự ủng hộ của những người dân nghèo nên chẳng mấy đội quân đã lên đến hàng trăm hàng vạn người. Toàn bộ đội quân này đều để tóc dài như một cách chống lại lệnh thắt bím đuôi sam của nhà Thanh, sách sử ghi rằng nhà Thanh đã gọi là “giặc tóc dài”.
Thế lực của Hồng Tú Toàn như chẻ tre giúp cho chỉ trong vòng chưa đầy nửa năm đã chiếm đến hơn 16 tỉnh đến 600 thị trấn…đến mức là triều đình nhà Thanh bị lung lay đến tận gốc rẽ. Cho đến tháng 3/1853 thì đội quân này đã chiếm được thành phố Nam Kinh. Lúc này Hồng Tú Toàn đã đổi tên thành Thiên Kinh và lấy đố làm thủ đô của Thái Bình Thiên Quốc.
Xem thêm : Sinh năm 2003 mệnh gì? Gợi ý cách phối đồ hợp mệnh cho nam 2003 Quý Mùi
Lãnh thổ của Thái Bình Thiên Quốc bao trùm được hầu hết miền Trung và miền Nam của Trung Quốc vào thời điểm cực thịnh nhất. Tuy nhiên chính quyền này lại không nắm được bất cứ một cảng biển quan trọng của vùng duyên hải, gây nên việc bị cô lập và không thể giao thương với bên ngoài.
Chính sách quản lý nhà nước của Thái Bình Thiên Quốc
Hồng Tú Toàn sau đó đã ban hành chính sách cai trị với những điều quan trọng như sau.
- Tôn giáo: Có 10 khoản được phỏng theo thập giới của đạo Kitô. Chỉ cho phép thờ phùng Thượng đế và cấm việc thờ phụng theo tôn giáo khác.
- Chính sách xã hội: Đối với những người già cả, hoặc goá vợ, goá chồng, những người cô độc, trẻ em và không còn sức lao động sẽ được nhà nước cấp dưỡng.
- Huỷ các tập tụng như bó chân ở phụ nữ, thói hút thuốc phiện, mua bán nô tì, nàng hầu hay uống rượu cùng đánh bạc.
- Ruộng đất cũng như vàng bạc là của chung, ruộng sẽ được nhà nước phân phát và dân sẽ cùng nhau cày cấy. Thực hành chế độ cùng ăn cùng mặc, có tiền thì cùng tiêu, nếu phát hiện ra bất cứ ai tích trữ từ mười lạng bạc hoặc một lạng vàng trở nên thì đều sẽ bị phạt.
- Sử dụng lịch mới được gọi là Thiên lịch với cách chia là mỗi năm có 366 ngày được chia làm 12 tháng. Thiên Lịch này được thực hiện khoảng 5 năm thì thấy sai lệch nên đã phải chia lại.
- Chế độ thi cử của Thái Bình Thiên Quốc vô cùng bình đẳng nên nam nữ đều có thể thi cử như nhau. Có chủ khảo riêng dành cho nhóm đối tượng.
Kết quả cuối cùng của cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc
Theo các nhà sử gia, sau khi chiến thắng trước triều Thanh thì Hồng Tú Toàn đã ra một quyết định sai lầm đó là không tiếp tục việc mở ra những chiến dịch quân sự mạnh mẽ để chống lại triều Thanh nữa. Đây chính là một cơ hội giúp cho nhà Thanh có thời gian để có thể khôi phục lại lực lượng phòng thủ và phản công lại Thái Bình Thiên Quốc.
Cuộc chiến giữa hai nhà nước này kéo dài đến cả thập kỷ, tuy nhiên nhà Thanh về sau đã được nhận viện trợ và vũ khí tiên tiến từ các nước phương Tây nên đã dần chiếm được ưu thế nhiều hơn. Thêm vào đó, nội bộ của Thái Bình Thiên Quốc cũng xảy ra mâu thuẫn nên xảy ra sự xung đột tranh giành quyền lực nghiêm trọng, khiến cho bộ máy vận hành của nhà nước kém đi.
Vào năm 1864, hai tướng của quân Thanh là Tăng Quốc Phiên và Lý Hồng Chương đã chiếm được thủ đô Thiên Kinh của Thái Bình Thiên Quốc. Lúc này Hồng Tú Toàn tự tử, đánh dấu việc quân đội và chính quyền của Thái Bình Thiên Quốc chính thức tan rã sau 15 năm tồn tại như một nhà nước độc lập.
Nguyên nhân của sự thất bại này được các nhà sử học đánh giá qua một số điểm như sau:
- Thái Bình Thiên Quốc thiếu tổ chức, không biết cách cai trị
- Nội bộ nhà nước lủng củng dẫn tới việc tranh giành quyền lực và xâu xé lẫn nhau.
- Mất lòng dân chúng do chính sách tôn giáo đã gần như huỷ bỏ toàn bộ truyền thống dân tộc duy trì cả ngàn năm.
Xem thêm : Uống Thuốc Hạ Sốt Bao Lâu Thì Có Tác Dụng?
Tuy nhiên đây cũng là nhà nước đã chủ trương quyền bình đẳng giới, cho phép phụ nữ tham gia cả quân đội. Điều này đã được đề cao tại cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 sau đó.
Ý nghĩa về khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc
Thái Bình Thiên Quốc là một nhà nước cộng sản Thiên Chúa Giáo chứ không còn chỉ là một phong trào tôn giáo. Vì thế thông qua tôn giáo và giáo lý họ đã gửi gắm ước vọng của mình vào Thượng Đế như một lời kêu gọi quần chúng nhân dân chống lại cường quyền. Nói cách khác, thế giới mà Thái Bình Thiên Quốc muốn tạo ra đều được dựa trên những ý tưởng cộng sản trong Thiên Chúa giáo.
Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc được coi là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chứ không phải là cách mạng dân chủ tư sản. Lý do là vì lực lượng tham gia đều là nông dân. Họ không thể đại diện cho lực lượng và quan hệ sản xuất mới. Đây là phong trào được hình thành từ sự mâu thuẫn cơ bản:
- Mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân và đế quốc thực dân
- Mâu thuẫn giữa nhà nước phong kiến thối nát cùng nhân dân lao động.
Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc vẫn được coi là cuộc phong trào của nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc hiện nay. Những yếu tố được xét không chỉ bao quanh phạm vi hoạt động mà các các chính sách quản lý của nhà nước lúc đó.
Nhà nước Thái Bình Thiên Quốc đã đánh dấu cho việc một cương lĩnh chính trị ra đời có thể giải quyết được những quan hệ rắc rối đã tồn tại lâu đời và cách xử lý việc sở hữu ruộng đất…
Ngoài ra, Thái Bình Thiên Quốc cũng phần nào khiến cho nhà Thanh bị suy yếu. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho các cường quốc phương Tây có thể chèn ép sau này. Tóm lại, đây chính là một cuộc khởi nghĩa phong trào nông dân tiêu biểu của dòng thời gian thế kỷ 19, được lấy làm kinh nghiệm cho rất nhiều cuộc cách mạng thế kỷ 20 về sau.
Với những thông tin trên mong rằng bạn đã hiểu thêm về cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc. Đồng thời biết thêm những thông tin thú vị trong lịch sử của đất nước Trung Hoa.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp