Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư! Tôi có chút phân vân nên muốn luật sư tư vấn giúp: Vì là bố tôi trong diện hội cựu chiến binh sinh hoạt ở ngoài Bắc, nhưng bố tôi vừa qua vào Nam cùng các con cái nên đổ bệnh. Bố tôi cũng có nguyện vọng theo các con nên chúng tôi tiến hành cắt khẩu cho ông vào, không ngờ ông không qua nên cắt khẩu vào được 5 ngày thì ông mất, tôi có điện về quê hỏi về vấn đề mai táng phí thì được trả lời là không còn khẩu nên không giải quyết vấn đề gì? Nay tôi xin hỏi luật sư tư vấn giúp tôi xem cho tôi biết nơi nào giải quyết chế độ trên. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bạn đang xem: Chế độ BHYT và chế độ mai táng phí khi cựu chiến binh mất
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 5 Nghị định 150/2006/NĐ-CP quy định quyền lợi cựu chiến binh như sau:
“Điều 5. Quyền lợi của Cựu chiến binh
…
8. Cựu chiến binh khi chết được chính quyền, cơ quan, đơn vị, đoàn thể địa phương phối hợp với Hội Cựu chiến binh và gia đình tổ chức tang lễ. Nghi thức tổ chức và phân cấp tổ chức tang lễ, mai táng phí, các chế độ, chính sách khác thực hiện theo quy định hiện hành do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện.
…”
Theo như bạn trình bày, bố bạn trong hội cựu chiến binh. Khi bố bạn mất, sẽ được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định trên.
Căn cứ theo Mục II Thông tư liên tịch 10/2007/TTLT-BLĐTBXH-HCCBVN-BTC-BQP hướng dẫn chế độ mai táng phí như sau:
“II. CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CỰU CHIẾN BINH … 2. Chế độ mai táng phí theo quy định tại khoản 8 Điều 5 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP
a) Cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, khi từ trần nếu không thuộc diện hưởng chế độ mai táng phí theo Pháp lệnh Người có công và Luật Bảo hiểm xã hội thì người tổ chức mai táng được hưởng tiền mai táng phí theo quy định của pháp luật hiện hành;
Mức trợ cấp tiền mai táng phí thực hiện như các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định hiện hành (10 tháng lương tối thiểu) do ngân sách Nhà nước đảm bảo.
b) Hồ sơ, thủ tục xét hưởng chế độ mai táng phí (lập thành 02 bộ hồ sơ).
– Thân nhân người chết làm bản khai đề nghị hưởng chế độ mai táng phí gửi Hội Cựu chiến binh cấp xã (mẫu 1b).
– Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức.
+ Trường hợp người chết không còn thân nhân thì cơ quan, tổ chức, đơn vị đứng ra tổ chức mai táng làm bản khai đề nghị hưởng chế độ mai táng phí gửi Hội Cựu chiến binh cấp xã (mẫu 1b);
+ Hội Cựu chiến binh cấp xã xác nhận lập danh sách báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp;
+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ vào báo cáo của Hội Cựu chiến binh và giấy khai tử để ký công văn đề nghị hưởng chế độ mai táng phí gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện (mẫu 2b, kèm theo danh sách mẫu 4b);
+ Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện chủ trì phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp tổng hợp lập danh sách đề nghị hưởng chế độ mai táng phí báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ký công văn gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp tỉnh (mẫu 3b, danh sách mẫu 4b);
+ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp tỉnh chủ trì phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp tổng hợp, lập danh sách để Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ký quyết định hưởng chế độ mai táng phí (Danh sách mẫu 5b, quyết định mẫu 6b);
+ Sở Tài chính bảo đảm nguồn kinh phí; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả mai táng phí cho thân nhân hoặc đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị.”
Như vậy, theo quy định trên, mặc dù bố bạn đã chuyển hộ khẩu, tuy nhiên bố bạn vẫn là thành viên trong Hội cựu chiến binh của xã do đó bạn vẫn có thể chuẩn bị hồ sơ như trên để hưởng chế độ cho bố bạn.
1. Điều kiện nhận trợ cấp mai táng với cựu chiến binh?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Bố tôi trước đây tham gia kháng chiến chống mỹ từ năm 1965 đến năm 1978. Sau đó phục viên về công tác tại lâm trường Hương Sơn, Hà tĩnh. Bố tôi là hội viên hội cựu chiến binh Việt Nam. Năm 2005 ông nghỉ hưu theo quy định. Đến năm 2016 thì mất. Hiện tại gia đình tôi đã hoàn thiện hồ sơ và đã nhận chế độ mai táng phí đối với đối tượng là hưu trí do Bảo hiểm xã hội thị xã chi trả. Gia đình chúng tôi không biết nếu bố tôi đã hưởng chế độ mai táng phí đối với đối tượng là hưu trí do BHXH chi trả thì bố tôi có được hưởng thêm chế độ mai táng phí đối với đối tượng là Cựu chiến binh không? Và thủ tục hưởng chế độ mai táng phí đối với đối tượng là Cựu chiến binh như thế nào? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cựu chiến binh theo Điều 2 Pháp lệnh cựu chiến binh, hội Cựu chiến binh Việt Nam quy định như sau:
Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, bao gồm:
Xem thêm : Shopee giao hàng đến mấy giờ? Hẹn giờ giao hàng Shopee
1. Cán bộ, chiến sĩ đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức trước cách mạng tháng Tám năm 1945;
2. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế;
3. Cán bộ, chiến sĩ, dân quân, tự vệ, du kích, đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc;
4. Công nhân viên quốc phòng đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc;
5. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhà nước và nhân dân tôn vinh, ghi nhận và đánh giá cao sự hy sinh, cống hiến to lớn của Cựu chiến binh trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quyền lợi của cựu chiến binh theo Điều 5 Nghị định 150/2006/NĐ-CP khi chết được hưởng như sau:
– Cựu chiến binh thuộc đối tượng người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
– Cựu chiến binh khi chết được chính quyền, cơ quan, đơn vị, đoàn thể địa phương phối hợp với Hội Cựu chiến binh và gia đình tổ chức tang lễ. Nghi thức tổ chức và phân cấp tổ chức tang lễ, mai táng phí, các chế độ, chính sách khác thực hiện theo quy định hiện hành do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện.
Cụ thể, chế độ mai táng phí theo khoản 2 Mục II Thông tư liên tịch 10/2007/TTLT- BLDTBXH-HCCBVN-BTC-BQP áp dụng với cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, khi từ trần nếu không thuộc diện hưởng chế độ mai táng phí theo Pháp lệnh Người có công và Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người tổ chức mai táng được hưởng tiền mai táng phí theo quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, thân nhân của bố bạn có nhận tiền mai táng phí theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2014. Do vậy, thân nhân bố bạn không được nhận tiền mai táng phí của cựu chiến binh.
2. Điều kiện để đổi thẻ BHYT sang CB2 của cựu chiến binh
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi tham gia nhập ngũ tháng 09/1982, xuất ngũ chuyển ngành ngày 30/4/1985, quân hàm Hạ sỹ, tại E274 – F 377 – QCPK, đóng quân tại huyện Yên bình, Tỉnh Hoàng liên sơn cũ (nay là tỉnh Yên bái). Tuy không đóng quân ở biên giới, vì đơn vị của tôi là đơn vị tên lửa, nhưng chúng tôi vẫn phải thường trực sẵn sàng chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vậy theo điểm a) khoản 5 điều 2 Nghị định 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ thì chúng tôi có đúng đối tượng được đổi thẻ BHYT từ HC4 sang thẻ CB2 không?
Luật sư tư vấn:
– Nghị định 150/2006/NĐ-CP;
– Nghị định 157/2016/NĐ-CP;
– Quyết định 1351/QĐ-BHXH
Theo quy định tại Quyết định 1351/QĐ-BHXH:
– HC là mã đối tượng của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
– CB: Cựu chiến binh theo quy định pháp luật về cựu chiến binh;
– Ký hiệu bằng số 4: Được quỹ BHYT thanh toán 80% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); 100% chi phí KCB tại tuyến xã và chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% tháng lương cơ sở, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: DN, HX, CH, NN, TK, HC, XK, TB, NO, CT, XB, TN, CS, XN, MS, HD, TQ, TA, TY, HG, LS, PV, HS, SV, GB, GD.
– Ký hiệu bằng số 2: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: CK, CB, KC, HN, DT, DK, XD, BT, TS.
Hiện nay, bạn đang thuộc đối tượng là HC4 tức có nghĩa bạn là đối tượng cán bộ, công chức, viên chức.
Bạn có trình bày, bạn tham gia nhập ngũ tháng 09/1982, xuất ngũ chuyển ngành ngày 30/4/1985, quân hàm Hạ sỹ, tại E274 – F 377 – QCPK, đóng quân tại huyện Yên bình, Tỉnh Hoàng Liên Sơn cũ (nay là tỉnh Yên bái). Tuy không đóng quân ở biên giới, vì đơn vị của bạn là đơn vị tên lửa, nhưng bạn và đồng đội vẫn phải thường trực sẵn sàng chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo quy định tại điểm a) Khoản 2 Điều 5 Nghị định 150/2006/NĐ-CP, bạn có thể sẽ được công nhận là cựu chiến binh.
Nếu bạn được công nhận là cựu chiến binh thì đối tượng của bạn là CB, ký hiệu là ký hiệu bằng số 2. Như vậy, bạn là người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì mức hưởng BHYT ghi trên thẻ BHYT là mức hưởng của đối tượng có quyền lợi cao nhất do đó bạn sẽ được chuyển từ đối tượng HC4 thành CB2.
Để đảm bảo quyền lợi cho bạn, bạn liên hệ tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn đang cư trú để thực hiện thủ tục công nhận là cựu chiến binh để hưởng các quyền lợi liên quan.
3. Chế độ của phó chủ tịch hội Cựu chiến binh
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi luật sư về cách tính thực hiện chế độ theo Nghị định 150/2006/CP của chính phủ và thực hiện chế độ theo nghị định 157/2016/CP của chính phủ về sửa đổi một số điều Nghị định 150/2006/CP của chính phủ, đối với cán bộ làm công tác Hội Cựu chiến binh Việt Nam nghỉ công tác Hội. Ví dụ 01 đồng chí cựu chiến binh đã nghỉ hưu quân đội, về địa phương được bầu cử làm phó chủ tịch Hội cựu chiến binh huyện từ 2007 đến đại hội 2017 nghỉ công tác Hội, có thời gian làm công tác Phó chủ tịch hội là 10 năm thì cách tính hưởng chế độ trên như thế nào? Và tiền lương phụ cấp đối với cán bộ Đảng, đoàn thể theo hướng dẫn số 05/HD-BTCTW Đảng có được tính để hưởng chế độ không? Xin cảm ơn luật sư.?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn trình bày thì một đồng chí cựu chiến binh đã nghỉ hưu quân đội về địa phương được bầu làm phó chủ tịch hội chiến binh huyện từ 2007 đến đại hội 2017 và hiện nghỉ công tác Hội. Trong trường hợp này, khi nghỉ công tác hội thì phó chủ tịch hội cựu chiến binh sẽ được hưởng chính hưởng chế độ trợ cấp khi thôi làm công tác Hội theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 157/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 150/2006/NĐ-CP như sau:
– Cựu chiến binh đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng đảm nhiệm chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã; cựu chiến binh tham gia công tác tại cơ quan Hội Cựu chiến binh từ cấp huyện trở lên khi thôi làm công tác hội thì được hưởng chế độ, chính sách như sau:
+ Ở cấp huyện trở lên: Cứ mỗi năm tham gia công tác hội được hưởng trợ cấp một lần bằng nửa (1/2) tháng lương hiện hưởng (gồm mức lương theo chức danh và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nếu có); thời gian công tác để tính trợ cấp được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Bên cạnh đó, theo điểm 5 mục II của Thông tư liên tịch 10/2007/TTLT-BLDTBXH-HCCBVN-BTC-BQP quy định cách tính trợ cấp đối với người hưởng lương khi thôi làm công tác hội như sau:
Trợ cấp được hưởng =
Lương + phụ cấp chức vụ hiện lĩnh hàng tháng (nếu có) tại cấp Hội công tác
x Số năm công tác
2
– Thời gian làm công tác Hội để tính trợ cấp là tổng thời gian làm việc liên tục kể từ khi được bầu, bổ nhiệm, tuyển dụng, điều động đến khi có quyết định thôi làm công tác Hội.
– Lương và phụ cấp để tính chi trả trợ cấp khi thôi làm công tác Hội là mức lương và phụ cấp hiện lĩnh của tháng cuối cùng tại cấp Hội Cựu chiến binh nơi đang công tác trước khi nghỉ công tác Hội.
Như vậy, theo quy định trên bạn làm phó chủ tịch cựu chiến binh cấp huyện 10 năm thì khi thôi làm công tác hội bạn được hưởng khoản trợ cấp bằng 5 lần tháng lương cuối cùng tại cấp Hội Cựu chiến binh nơi đang công tác trước khi nghỉ.
Còn tiền lương phụ cấp đối với cán bộ Đảng, đoàn thể theo hướng dẫn số 05/HD-BTCTW Đảng: nếu phụ cấp hiện lĩnh tháng cuối trước khi nghỉ của phó chủ tịch cựu chiến binh có tính khoản phụ cấp đối với cán bộ Đảng thì nó sẽ được tính để hưởng chế độ khi thôi công tác. Còn nếu trong tháng lương cuối không tính khoản phụ cấp này thì khoản phụ cấp này sẽ không được tính để hưởng chế độ trợ cấp khi thôi công tác của phó chủ tịch cựu chiến binh.
4. Điều kiện được công nhận là cựu chiến binh?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin được hỏi luật sư: Bố tôi đi bộ đội năm 1979 tham gia kháng chiến chống Trung Quốc và ra quân năm 1983. Vậy bố tôi có đủ điều kiện vào Hội Cựu chiến binh Việt nam không. Xin cám ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
+ Pháp lệnh cựu chiến binh 2005
+ Nghị định 150/2006/NĐ-CP
+ Nghị định 157/2016/NĐ-CP
Theo quy định của pháp luật, thì để xem xét một người có đủ điều kiện vào Hội Cựu chiến binh thì trước hết người đó phải là cựu chiến binh, và đồng thời phải đáp ứng các điều kiện theo quy định trong Điều lệ Hội cựu chiến binh Việt Nam.
Luật sư tư vấn pháp luật về điều kiện gia nhập vào Hội cựu chiến binh: 1900.6568
Căn cứ những thông tin bạn đưa ra thì, bố của bạn đi bộ đội năm 1979 tham gia kháng chiến chống Trung Quốc và ra quân năm 1983. Đối chiếu với những quy định hướng dẫn Điều 2 Pháp lệnh cựu chiến binh 2005 tại Điều 2 Nghị định 150/2006/NĐ- CP của Chính phủ thì có thể thấy bố của bạn là bộ đội, là quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phụ vụ chiến đấu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (thời kỳ từ sau năm 1975 đến nay). Do đó, trường hợp của bố bạn thuộc đối tượng theo khoản 5 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến Binh năm 2005;
Tại khoản 6 Nghị định 150/2006/NĐ-CP của Chính có quy định những trường hợp không được công nhận là Cựu chiến binh khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Người đầu hàng địch; phản bội; người vi phạm kỷ luật bị tước danh hiệu quân nhân; công nhân viên quốc phòng bị kỷ luật thôi việc;
– Người bị kết án tù mà chưa được xóa án tích.
Qua những phân tích nêu trên, kết hợp với thông tin mà bạn cung cấp thì có thể thấy, bố bạn thuộc đối tượng được xác nhận là thuộc một trong các đối tượng Cựu chiến binh theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh 2005. Và nếu bố bạn không thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 6 Nghị định 150/2006/NĐ-CP thì bố bạn hoàn toàn đủ điều kiện để được công nhận là Cựu chiến binh.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp