Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.
Việc bảo vệ đa dạng sinh học là việc làm cấp thiết mà mỗi vùng quốc gia lãnh thổ nên có những biện pháp để phát triển. Bên cạnh đó, việc thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế về bảo tồn thiên nhiên cũng là điều kiện cần và đủ để việc nâng cao quản lý nguồn tài nguyên đa dạng sinh học được phát triển tốt nhất.
Bạn đang xem: Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng với hành tinh ra sao?
Mất đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái là một vấn đề phát triển, thường tác động nhiều nhất đến các nước nghèo nhất. Thiên nhiên không cần chúng ta, nhưng chúng ta cần thiên nhiên.
Bên cạnh việc phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái thì việc bảo vệ rừng hiện có và bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt đối với các loài thực vật, động vật, nấm vi sinh vật quý hiếm cũng là một giải pháp quan trọng. Nó giúp phục hồi nguồn gen trong tự nhiên, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội hiện tại và tương lai.
Việt Nam là một trong những quốc gia có hệ sinh thái đa dạng sinh học và quan trọng nhất trên thế giới. (Ảnh minh họa)
Xem thêm : 20 + món ăn từ cá hồi ngon, bổ dưỡng cho cả gia đình
Giải pháp để phục hồi hệ sinh thái hiệu quả là “dựa vào thiên nhiên” trong phát triển kinh tế – xã hội trên nguyên tắc thuận thiên với thiên nhiên. Sống hài hòa với thiên nhiên trong quá trình xây dựng các quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh. Mở rộng việc thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, các hành lang xanh – hành lang đa dạng sinh học.
Theo đó, đa dạng sinh học được xem xét theo 3 mức độ:
Đa dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên Trái Đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm.
Ở cấp quần thể đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể.
Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau.
Các nhà khoa học đã xác định và mô tả được gần 1.413.000 loài, chủ yếu là các loài côn trùng và thực vật. Phần lớn các loài côn trùng, vi khuẩn và nấm vẫn chưa được mô tả và thậm chí số lượng các loài có thể đạt tới 5 triệu loài.
Xem thêm : Nền văn minh Chăm-pa được hình thành ở khu vực nào của Việt Nam hiện nay
Những hiểu biết về loài còn rất hạn chế vì các nhà phân loại học không chú ý đến một số loài như giun, côn trùng và các loài nấm sống trong đất, những loài côn trùng sống trong tán lá rậm rạp trên tầng lá cây cao của rừng nhiệt đới, chúng thường rất nhỏ và rất khó nghiên cứu. Hàng trăm ngàn nhóm loài chỉ được biết đến một cách sơ sài. Những nhà vi sinh vật học chỉ biết được khoảng 4.000 loài vi khuẩn vì rất khó nuôi cấy và phân loại những mẫu vật này. Việc lấy mẫu khó khăn đã cản trở việc nghiên cứu, tìm hiểu về sự đa dạng sinh học trong môi trường đại dương, nơi rất giàu có về đa dạng sinh học. Hiện còn nhiều loài sinh vật vẫn chưa được loài người phát hiện.
Việt Nam là một trong những quốc gia có hệ sinh thái đa dạng sinh học và quan trọng nhất trên thế giới, cả về hệ sinh thái biển và trên cạn (đặc biệt là hệ sinh thái rừng và rừng ngập mặn).
Theo Văn phòng UNESCO Việt Nam, 238 khu sinh thái ưu tiên đã được công nhận trên toàn thế giới, trong đó có 6 khu được đặt tại Việt Nam.
Một số khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam được UNESCO công nhận về giá trị tự nhiên phổ quát duy nhất của chúng, bao gồm 3 di sản thiên nhiên, 2 công viên địa chất toàn cầu, 9 khu bảo tồn sinh quyển và 2 khu đất ngập nước nằm trong 2 khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Thùy Linh (T/h)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp