Hổ phách có tác dụng gì với sức khỏe?

Lưu ý: Hiện nay, hổ phách chỉ được sử dụng trong y học cổ truyền.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của hổ phách là bao nhiêu?

Hổ phách là vị thuốc dùng được ở dạng hoàn tán, bột uống hoặc có thể dùng tại chỗ. Liều dùng thuốc trung bình từ 1,5-3 g/ngày.

Một số bài thuốc có hổ phách

bài thuốc từ hổ phách

Hổ phách được sử dụng trong những bài thuốc dân gian nào?

Bài thuốc chữa huyết ứ bên trong do té ngã từ trên cao xuống

  • Nguyên liệu: Rượu và cao hổ phách.
  • Cách thực hiện: Lấy 6g bột uống với rượu hoặc dùng 2-3 thìa bột bồ hoàng, mỗi ngày dùng như thế từ 4-5 lần.

Bài thuốc chữa tiểu tiện ra huyết

Lấy hổ phách tán bột rồi uống 6g bột cùng với nước sắc đăng tâm.

Nếu trường hợp tiểu ra máu do nhiệt kết ở hạ tiêu có thể dùng bài thuốc:

  • Nguyên liệu: Chích cam thảo 4g, đương quy (tẩm rượu) 12g, mộc thông 6 – 12g, bồ hoàng sao, sơn chi nhân, đạm trúc diệp mỗi vị 8 – 12g, hoạt thạch 16 – 20g, ngẫu tiết 12g, tiểu kế 12 – 16g và sinh đại hoàng 20 – 30g, gia thêm hổ phách và hải kim sa.
  • Cách thực hiện: Sắc toàn bộ các vị thuốc trừ hổ phách để lấy nước uống. Dùng nước này pha với bột hổ phách.

Bài thuốc chữa tiểu rắt

  • Nguyên liệu: Hổ phách (tán bột) 6g và một ít xạ hương.
  • Cách thực hiện: Pha các nguyên liệu cùng với nước sôi để uống hoặc sắc uống với nước thuyên thảo. Người cao tuổi nên uống thuốc cùng với nước sắc từ nhân sâm.

Ngoài ra, tùy theo thể bệnh có thể phối hợp hổ phách cùng mộc thông, trúc diệp, đơn sa, mạch môn đông, hoạt thạch mỗi vị đồng lượng, tán mịn rồi dùng bột thuốc uống với nước.

Bài thuốc chữa chứng tiểu ra sỏi và tiểu ra máu

  • Nguyên liệu: Trư linh 9g, biển súc và mộc thông mỗi vị 6g, hổ phách 5 phân.
  • Cách thực hiện: Đem toàn bộ nguyên liệu tán thành bột mịn, chia thành 2 lần dùng và uống cùng với nước nóng.