Câu 1:[VD] Cho hai điện trở, R1=20Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A và R2=40Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1,5A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R1 nối tiếp với R2 là:
A. 210V B. 120V C. 90V D. 100V
Bạn đang xem: 1. Em hãy so sánh đặc điểm ảnh ảo của vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì – Olm
Câu 2: [NB] Một điện trở 10Ω được mắc vào hiệu điện thế 12V.Cường độ dòng điện chạy qua điện trở khi đó là?
A.10A B.12A C.22A D.1,2A
Câu 3: [TH] Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1=4Ω và R2=12Ω mắc song song có giá trị nào dưới đây?
A.3Ω B.48Ω C.8Ω D.12Ω
Câu 4: [NB] Nếu giảm hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn đi 2 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này thay đổi như thế nào?
A. Tăng 4 lần. B. Giảm 4 lần. C. Tăng 2 lần. D. Giảm 2 lần.
Câu 5: [TH] Điện trở của một dây dẫn nhất định có mối quan hệ phụ thuộc nào dưới đây?
A.Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn
B.Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn
C.Không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn
D.Giảm khi cường độ chạy qua dây dẫn giảm
Câu 6: [NB] Công suất điện của một đoạn mạch có ý nghĩa gì?
A. Là năng lượng của dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
B. Là điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ trong một đơn vị thời gian.
C. Là mức độ mạnh yếu của dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
D. Là các loại tác dụng mà dòng điện gây ra ở đoạn mạch.
Câu 7: [NB] Khi đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua nó có cường độ I. Hệ thức nào dưới đây biểu thị định luật Ôm?
A. B. C. D.
Câu 8: [NB] Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa điện trở R của dây dẫn với chiều dài l, tiết diện S của dây dẫn và với điện trở suất ρ của vật liệu làm dây dẫn?
A. . B. C. D.
Câu 9: [TH] Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính công suất tiêu thụ điện năng P của đoạn mạch được mắc vào hiệu điện thế U, dòng điện chạy qua có cường độ I và điện trở của nó là R?
Xem thêm : Truyền thuyết và ý nghĩa đặc biệt của hoa bỉ ngạn
A. P=U.I B. P=U/I C. P=U2/R D. P=I2R
Câu 10: [NB] Cường độ dòng điện chạy qua điện trở 6Ω là 0,6A. Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là:
A. 3,6V. B. 36V. C. 0,1V D. 10V.
Câu 11: [TH] Một bếp điện có điện trở R được mắc vào hiệu điện thế U thì dòng điện chạy qua nó có cường độ I. Khi đó công suất của bếp là P. Công thức P nào dưới đây không đúng?
A. P=U2.R B. P=U2/R C. P=I2R D. P=U.I
Câu 12: [NB] Trên bóng đèn có ghi 6V-3W. Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là bao nhiêu?
A. 18A B.3A C. 2A D. 0,5A
Câu 13: [TH] Trên bàn là có ghi 220V-1100W. Khi bàn là này hoạt động bình thường thì nó có điện trở là bao nhiêu?
A. 0,2Ω B. 5Ω C. 44Ω D. 5500Ω
Câu 14: [TH]Dòng điện đi qua một dây dẫn có cường độ I1 khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây là 12 V. Để dòng điện này có cường độ I2 = 0,4I1 thì phải đặt giữa hai đầu dây này một hiệu điện thế là bao nhiêu ?
A. 7,2 V B. 4,8 V C. 11,4 V. D. 19,2 V.
Câu 15: [TH] Hai điện trở R1và R2=4R1 được mắc song song với nhau. Khi tính theo R1 thì điện trở tương đương của đoạn mạch này có kết quả nào dưới đây?
A. 5R1 B. 4R1 C. 0,8R1 D. 1,25R1
Câu 16: [TH] Trên bóng đèn Đ1 có ghi 220V-100W, trên bóng đèn Đ2 có ghi 220V-25W. Khi đèn sáng bình thường, điện trở tương ứng R1 và R2 của dây tóc các bóng đèn này có mối quan hệ với nhau như thế nào?
A. R1= 4R2 B. 4R1=R2 C. R1=16R2 D. 16R1=R2
Câu 17: [TH] Mắc nối tiếp R1 = 40Ω và R2 = 80Ω vào hiệu điện thế không đổi U = 12V. Cường độ dòng điện chạy trong mạch là
A. 0,1A B. 0,15A C. 0,45A D. 0,3A
Câu 18: [TH]Một dây dẫn bằng đồng có chiều dài l = 1m , tiết diện 2 mm2 ,điện trở suất r =1,7.10 -8 Wm. Điện trở của dây dẫn là :
A. 8,5W. B. 0,0085W. C. 0,85 W. D. 0,085W.
Câu 19: [NB] Ba điện trở R1= R2= R3=30Ω được mắc song song với nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch song song này là bao nhiêu?
A. 15Ω B. 10Ω C. 30Ω D. 90Ω
Câu 20: [TH] Một điện trở 10Ω được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 20V. Công suất tiêu thụ của điện trở là
A.4W B.10W C.20W D.40W
Xem thêm : UBMT các Đoàn Thể xã
Câu 21: [NB] Khi đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 0,06A. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ 0,03A thì hiệu điện thế là:
A. 3V B. 8V C. 5V D.6V
Câu 22: [NB] Khi đặt hiệu điện thế 20V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 0,2A. Nếu đặt vào hai đầu dây dẫn hiệu điện thế 40V thì cường độ dòng điện khi đó là bao nhiêu?
A. 0,3A B. 0,4A C. 0,5A D. 0,6A
Câu 23: [NB] Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc những yếu tố nào dưới đây?
A.Vật liệu dây dẫn B. Chiều dài dây dẫn
C.Khối lượng dây dẫn D.Tiết diện dây dẫn
Câu 24 : [TH] Trên một bóng đèn có ghi 110V-55W . Điện trở của nó là .
A. 0,5 W . B. 27,5W . C.2W. D. 220W.
Câu 25: [NB] Mắc một điện trở vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua điện trở là 0,2A. Công suất tiêu thụ của điện trở là?
A. 6W B. 0,2W C.12W D. 1,2W
Câu 26: [TH] Trong thí nghiệm khảo sát định luật Ôm, có thể làm thay đổi đại lượng nào trong số các đại lượng gồm hiệu điện thế, cường độ dòng điện, điện trở của dây?
A.Chỉ thay đổi hiệu điện thế B.Chỉ thay đổi cường độ dòng điện
C.Chỉ thay đổi điện trở của dây D.Cả ba đại lượng
Câu 27: [VD] Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2=1,5R1 mắc nối tiếp với nhau. Cho dòng điện chạy qua đoạn mạch này thì thấy hiệu điện thế R1 là 3V. Hỏi hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là bao nhiêu?
A. 1,5V B. 7,5V C. 4,5V D. 3V
Câu 28: [NB] Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm ba điện trở R1 = 10Ω, R2 = 5Ω và R3 = 20 Ω mắc nối tiếp là?
A.25Ω B.35Ω C.20Ω D.10Ω
Câu 29:[VD]Hai điện trở R1, R2 mắc song song với nhau . Biết R1 = 6Ω, điện trở tương đương của mạch là Rtđ = 3Ω . Thì R2 là :
A. R2 = 2 Ω B. R2 = 3,5Ω C. R2 = 4Ω D. R2 = 6Ω
Câu 30:[VD]Trên bóng đèn Đ1 có ghi 220V-100W, Trên bóng đèn Đ2 có ghi 220V-40W.Khi mắc nối tiếp hai đèn vào hiệu điện thế 220V thì công suất tiêu thụ của mạch là bao nhiêu?
A. 28,6W B. 140W C. 200W D. 220W
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp