Ngay từ ngày 24-1-1964, Hội đồng Chính phủ đã ra Chỉ thị về tăng cường công tác PKND. Công tác tuyên truyền, giáo dục về PKND được đặt dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương có kế hoạch và nội dung tuyên truyền cụ thể; trong đó tổ chức cho cán bộ, nhân dân học tập những kiến thức phòng không phổ thông, những hiểu biết về địch trên không, âm mưu thủ đoạn đánh phá của các phương tiện tiến công đường không, các loại bom đạn của địch, về tổ chức sử dụng các phương tiện, vũ khí bộ binh đánh địch, tổ chức thông báo, báo động, sơ tán, phòng tránh và tổ chức khắc phục hậu quả, cứu thương, cứu sập, phòng, cháy, chữa cháy, bảo đảm thông tin liên lạc, bảo đảm giao thông vận chuyển và huấn luyện kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ cho các tổ, đội chuyên trách phòng không
Bạn đang xem: Công tác phòng không nhân dân – nét sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân
Xem thêm : Tuổi xông đất cho gia chủ sinh năm 1985 (tuổi sửu) năm 2024
nhân dân.
Trong Chiến dịch Phòng không bảo vệ Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận cuối tháng 12-1972, công tác tổ chức thông báo, báo động PKND và ẩn nấp phòng tránh do Hội đồng PKND Thành phố Hà Nội nắm trực tiếp và chỉ đạo tập trung. Sở bưu điện lắp đặt hàng nghìn loa phát thanh trên khắp các đường phố, khu công cộng, các ngõ phố. Một vấn đề quan trọng khác là công tác ẩn nấp, phòng tránh, xây dựng hầm hào phòng không để hạn chế tối đa tổn thất khi địch đánh phá. Theo đó, toàn dân đào hầm phòng không theo phương châm mỗi người dân có 3 hầm phòng tránh, có sơ đồ để dễ dàng tìm kiếm đào bới trong trường hợp bị địch đánh phá. Nhân dân Miền Bắc đã đào được trên 28 triệu hố cá nhân, 12 triệu hầm tập thể nhỏ (5, 6 người), 43.000km hào, 44km hầm địa đạo, “áo giáp” bằng rơm rạ. Riêng Hà Nội đã đào được 630.000 hố cá nhân, 50.000 hầm tập thể nhỏ. Thành phố Hải Phòng đã đào 400.000 hố cá nhân. Tháng 8-1967, địch đã đánh phá nhiều lần vào khu công nghiệp Thượng Đình, nhưng chỉ có 1 người tử vong và 1 người bị thương. Thời điểm địch đánh phá Nhà máy Cao su Cao Vàng vẫn còn 100 công nhân đang sản xuất thoát ra ngoài an toàn bằng hệ thống hào phòng không. Khi chưa có hầm, hố trú ẩn, trong một trận đánh phá của địch, tính bình quân có 4,2 người thương vong. Khi có đủ hầm, hào phòng tránh, sau một trận oanh kích của địch, tính bình quân chỉ có chưa đầy 1 người tử vong. Nhiều địa phương đã khai thác, cải tạo hàng nghìn hang động thiên nhiên làm nơi cất giấu vật tư, thiết bị. Đặc biệt, ở khu vực Vĩnh Linh, hệ thống địa đạo nằm sâu dưới lòng đất 20m, hình thành địa đạo của từng gia đình, từng xóm, từng xã được liên kết với nhau bởi hệ thống đường hầm dài 200km. Dưới khu địa đạo còn có cả trụ sở làm việc, các trường học, bệnh xá.
Xem thêm : Xem vận hạn năm 2023 chính xác cho 12 con giáp
Về tổ chức ngụy trang, sơ tán, phòng tránh tiến công hỏa lực đường không của địch, công tác sơ tán nhân dân là vấn đề vô cùng khó khăn vì điều này tác động trực tiếp đến cuộc sống của mọi gia đình và mỗi cá nhân trong xã hội. Lực lượng đông đảo nhất cần phải đặc biệt quan tâm là trẻ nhỏ. Trong Chiến dịch Phòng không bảo vệ Hà Nội cuối tháng 12-1972, việc sơ tán thiếu niên, nhi đồng được tiến hành với 4 hình thức: Đưa trẻ nhỏ về quê, sơ tán các cháu theo cơ quan, nhà máy của bố mẹ; nhà máy, cơ quan tổ chức sơ tán tập trung đều có sự quản lý của Sở Giáo dục. Trong chiến tranh phá hoại, việc tổ chức sơ tán nhân dân được chia làm 3 mức: Sơ tán lâu dài, sơ tán cấp tốc, phân tán tại chỗ. Sơ tán lâu dài bao gồm tất cả những người không có yêu cầu bám trụ trên địa bàn, tất cả các nhà máy xí nghiệp có thể tháo gỡ di chuyển được và không có yêu cầu bám trụ trên địa bàn. Sơ tán cấp tốc khi phát hiện địch có triệu chứng đánh phá lớn là tổ chức sơ tán bớt lượng người ở lại bám trụ trên địa bàn. Hội đồng PKND các cấp phải điều tra nắm vững số người còn lại, xác định những người cần sơ tán gấp.Trong chiến dịch Phòng không bảo vệ Hà Nội cuối tháng 12-1972, Hà Nội đã sơ tán khẩn cấp 2/3 dân số Thủ đô ra khỏi nội thành. Trong đó có 10 vạn người được phân tán khẩn cấp chỉ trong vòng 2 ngày. Ở Hải Phòng, chỉ qua một đêm đã sơ tán khẩn cấp được 20.000 người ra khỏi khu vực mục tiêu bị đánh phá cao điểm. Phân tán tại chỗ áp dụng cho những người phải bám trụ lại trên địa bàn. Khu gang thép Thái Nguyên trong những năm chiến tranh ở đây có 1.800 người ở lại trực tiếp sản xuất, song nhờ tổ chức phân tán khẩn cấp tại chỗ tốt, sau 13 trận đánh phá ác liệt của địch chỉ bị thương vong 1,7%.
Trong sơ tán, Nhà máy Cơ khí Hà Nội đã phải tháo rời di chuyển 1.385 tấn máy móc thiết bị đến 16 địa bàn khác nhau để triển khai sản xuất. Thực tế trong chiến tranh phá hoại và trong Chiến dịch Phòng không bảo vệ Hà Nội cuối tháng 12-1972, chưa một nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, trường học nào bị địch phát hiện nơi sơ tán. Đây là một thành công và trở thành bài học vô cùng to lớn và quý giá của công tác PKND.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp