Đề tài Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển – Liên hệ thực tiễn Việt Nam

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do hình thành đề tài

Không như những nước phát triển, các nước đang phát triển đối mặt với những

vấn đề hoàn toàn khác như nghèo đói, dân số tăng, thiếu vốn, công nghệ lạc hậu.

Chính vì vậy mà những lý thuyết kinh tế học mà các nước phương Tây đưa ra không thể

đem áp dụng 100% vào các nền kinh tế đang phát triển được. Do vậy, chúng ta cần thấy

được những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, đó cũng chính là những đặc

điểm riêng khi so với các nước phát triển, nhờ đó chúng ta sẽ áp dụng các lý thuyết kinh

tế để đưa ra các chính sách linh hoạt, phù hợp từng nước, từng tình hình cụ thể.

Để thấy được cái khó khăn riêng của Việt Nam, chúng ta cần thấy được cái khó

khăn chung của các nước đang phát triển. Qua đó, chúng ta sẽ nhận diện những vấn đề

căn bản của nền kinh tế Việt Nam, một nước đang phát triển, để khắc phục, cải thiện.

Với tinh thần muốn áp dụng những kiến thức được học ở giảng đường vào thực tế,

chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm tìm hiểu sâu hơn những đặc điểm chung của những

nước đang phát triển và liên hệ chúng với thực tiễn Việt Nam để có cái nhìn khoa học

và đưa ra được những giải pháp khách quan cũng như phương hướng cho các vấn đề

cấp bách của đất nước hiện nay.

2. Mục đích nghiên cứu

Phân tích những đặc điểm chung của các nước đang phát triển

Phân tích, đánh giá tình hình Việt Nam thông qua các đặc điểm chung của các

nước đang phát triển

Nhận xét và đánh giá những giải pháp và phương hướng của Nhà nướcĐề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam

Page 9

3. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Dựa vào các tài liệu mà nhóm thu thập được cả

nội văn và ngoại văn, nhóm đánh giá vấn đề dưới góc độ Kinh Tế Học. Dùng

những lý luận, khái niệm của các tác giả có uy tín để làm cơ sở cho những phân

tích và đánh giá của mình. Nguồn tài liệu: sách giáo khoa, tác phẩm khoa học

trong ngành, tài liệu lưu trữ, số liệu thống kê, thông tin đại chúng (Internet,

truyền hình )

Phương pháp phân tích thực chứng: Đánh giá thực trạng, tình hình thực tiễn của

Việt Nam. Làm cơ sở thực tiễn cho việc phân tích và đánh giá của nhóm, hỗ trợ

số liệu và thông tin cho phương pháp phân tích chuẩn tắc.

Phương pháp phân tích chuẩn tắc: Dựa vào các thông tin, số liệu thực tế của Việt

Nam. Nhóm sẽ đánh giá được tình hình của Việt Nam, những khó khăn, tồn tại.

Qua đó, nhóm sẽ đưa ra những góp ý, giải pháp của riêng nhóm

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam

Đối tượng nghiên cứu: Nền kinh tế Việt Nam

5. Tổng quan và tình hình nghiên cứu

Hiện nay, cuốn “Kinh tế học cho thế giới thứ ba” của tác giả Michael Todaro là

cuốn sách chuyên sâu nhất nghiên cứu về vấn đề nghiên cứu của chúng tôi. Theo khả

năng tìm kiếm của chúng tôi thì chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này

trong nước