Gà Ai Cập siêu trứng có nguồn gốc từ thành phố Fayoumi, Ai Cập, được chăn nuôi theo hướng chuyên lấy trứng, có sản lượng cao, còn được biết đến với tên gọi khác là giống gà siêu trứng, rất thích hợp với môi trường Việt Nam. Sau đây là những thông tin chi tiết về đặc điểm, năng suất trứng, và hướng dẫn chăm sóc gà Ai Cập.
Gà Ai Cập Siêu Trứng
Tuổi thọ Tỷ lệ sống 97%, ít bệnh tật Màu sắc Da trắng, lông hoa mơ đen đốm trắng Cân nặng Đực: 2kg
Bạn đang xem: Gà Ai Cập – Giống gà siêu trứng
Cái: 1.6kg
Ngoại hình Tầm vóc: Trung bình
Kiểu mào: Đơn
Lông: Hoa mơ, đen đốm trắng
Cổ: Dài, màu trắng
Chân: Dài, có màu chì
Mắt: Xung quanh mắt có màu lông sẫm hơn
Tính cách Hiền lành, ưa yên tĩnh Mức kháng bệnh Chống chịu bệnh tật tốt, chịu được cực khổ Hình thức nuôi Nuôi nhốt hoặc thả vườn
Năng suất đẻ trứng
Xem thêm : Trong nước yến có bao nhiêu calo? Uống nước yến có tăng cân không?
Sau 20 tuần tuổi, gà Ai Cập sẽ kết thúc giai đoạn hậu bị và bước sang giai đoạn sinh sản. Gà đẻ sai, tỷ lệ đẻ trứng cao, chỉ cần nuôi hơn 4 tháng là đã cho ra lứa trứng đầu tiên. Năng suất trung bình từ 200 – 210 trứng/năm, cao nhất có thể lên đến 250-280 trứng/mái/năm. Trứng ngon, có tỷ lệ lòng đỏ cao chiếm 34%.
Thông thường gà trống và gà mái sẽ được ghép theo tỷ lệ 1/8 hay 1/10. Gà đẻ cho năng suất cao nhất trong vòng 1 năm đầu. Sau 20 tuần tuổi, những con đạt tiêu chuẩn sau đây sẽ được chuyển sang đàn gà đẻ:
- Mào và tích tai to mềm, có màu đỏ tươi.
- Khoảng cách giữa 2 xương háng rộng, có thể đặt lọt 2, 3 ngón tay.
- Khoảng cách giữa mỏm xương lưỡi hái và xương háng rộng rộng, có thể đặt lọt 3 ngón tay.
- Lỗ huyệt ướt, cử động có màu nhạt.
- Màu vàng của mỏ và chân nhạt dần theo thời gian đẻ trứng.
Thông tin thêm: Việc sử dụng chính ở Ai Cập là để lấy thịt, trong khi ở châu Á, chúng được lai với gà Rhode Island Red để sản xuất trứng và thịt
Năng suất làm gà thịt
Bên cạnh việc nuôi để lấy trứng thì gà Ai Cập cũng được một số nông trại nuôi để lấy thịt. Con trống trưởng thành có trọng lượng khoảng 2kg, trong khi con mái nhỏ hơn chỉ khoảng 1.6kg. Thịt gà Ai Cập thơm ngon, khá săn chắc, có giá dao động từ 90,000 – 110,000 VND/kg, cao hơn một số giống gà phổ biến tại địa phương từ 20 – 25%. Tuy nhiên, vì năng suất thịt không quá vượt trội nên gà Ai Cập chủ yếu được nuôi để lấy trứng.
Hiệu quả
Giống gà Ai Cập tại Việt Nam được nuôi theo hướng chuyên lấy trứng, chịu được nóng nên rất thích hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam. Trứng gà nhỏ nhưng có lòng đỏ to, thơm ngon, giá bán thị trường dao động từ 3.000 – 5.000 VND/quả. Thịt gà thơm ngon cũng rất được ưa chuộng, giá bán dao động từ 90,000 – 110,000 VND/kg. Nuôi gà Ai Cập được xem là một trong những mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình nuôi gà Ai Cập vừa được triển khai tại xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội đã đạt được những thành công nhất định. UBND huyện Thanh Trì triển khai thí điểm mô hình với sự tham gia của 6 hộ dân với tổng số 3.980 con gà. Chính quyền hỗ trợ 50% con giống, 50% thức ăn cho đến khi gà đạt 5 tháng tuổi, 100% thuốc thú y và hướng dẫn tập huấn kỹ thuật chăn nuôi kỹ càng.
Theo đánh giá ban đầu, tỷ lệ hao hụt của gà Ai Cập rất thấp, gần như không đáng kể, trọng lượng đạt tối thiểu 1,4 kg/con. Mỗi năm, gà đẻ sai cho tỷ lệ trứng cao từ 180 – 220 quả trứng. Chất lượng trứng ngon, giàu dưỡng chất nên giá bán cao. Ước tính mỗi con gà Ai Cập cho thu nhập 650.000 – 800.000 VND/năm. Do vậy, mô hình này đang tạo thêm nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân và ngày càng được mở rộng.
Hướng dẫn chăm sóc gà Ai Cập
Dinh dưỡng
Thức ăn cho gà Ai Cập phải đảm bảo đủ dinh dưỡng gồm có đạm động vật, khoáng vi lượng và vitamin. Trong 2 tuần đầu nên cho gà ăn bằng khay. Mỗi ngày cho ăn từ 9 – 10 lượt để thức ăn luôn mới, tránh tình trạng lãng phí và gây ô nhiễm. Nước uống phải đảm bảo đầy đủ, sạch, ngày thay từ 2 – 3 lần.
Nên cho gà ăn thức ăn công nghiệp, tấm gạo, bắp xay trộn lẫn thêm ít rau xanh, rau lang hay rau muống thái nhỏ. Đặc biệt thức ăn bổ sung bột đá, vỏ sò gấp 2, 3 lần giúp gà tạo vỏ trứng, sử dụng 8-10% thóc mầm trong thức ăn để gia tăng khả năng sinh sản, bổ sung thêm rau xanh để tăng hàm lượng vitamin. Nên chăn thả gà ngoài vườn để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên.
Về khẩu phần ăn, con mái được cho ăn tăng dần theo tỷ lệ đẻ:
- Tỷ lệ đẻ dưới 50%: Cho ăn 110 gam/con/ngày
- Tỷ lệ đẻ 50 – 65%: Cho ăn 120 gam/con/ngày
- Tỷ lệ đẻ trên 65%: Cho ăn 130 gam/con/ngày
Sau khi đạt đỉnh cao, tỷ lệ đẻ bắt đầu giảm nên lượng thức ăn cũng giảm dần khoảng 2 gam/con/ngày sau mỗi tuần.
Gà từ 7 tuần tuổi nên được kiểm soát số lượng thức ăn hằng ngày để gà đạt khối lượng chuẩn, không quá gầy hoặc quá béo. Người chăn nuôi nên quan sát kích thước trứng, vỏ trứng. Nếu trứng nhỏ hơn trứng bình thường thì tăng thêm lượng thức ăn, còn vỏ mỏng thì nên bổ sung thêm canxi. Nên thu gom trứng từ 3 – 4 lần/ngày để đảm bảo trứng được sạch và không bị dập vỡ.
Thiết kế chuồng trại
Dù nuôi gà Ai Cập thả vườn thì cũng phải làm chuồng cho gà trú mưa, tránh nắng. Khi thiết kế chuồng trại cho gà cần đảm bảo các tiêu chí sau:
- Chuồng gà nên được xây ở nơi cao ráo, dễ thoát nước, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông, nên tránh gió Đông Bắc thổi trực tiếp vào chuồng.
- Chuồng nuôi nhốt phải có máng cho ăn và máng nước uống.
- Chất độn chuồng có thể là phoi bào, trấu, cỏ rơm băm nhỏ,… nhưng phải được phơi khô và phun sát trùng Formol 2%.
- Ổ đẻ đặt ở trên cao, cách mặt sàn khoảng 1-1,5m.
- Gà trên 21 tuần tuổi nên được nuôi với mật độ 5-6 con/m2.
- Gà con mới nở cần phải có hệ thống sưởi như đèn hồng ngoại, chụp sưởi để cung cấp nhiệt độ.
- Tùy theo độ tuổi và thời tiết mà bổ sung thêm đèn chiếu sáng.
Ánh sáng trong chuồng trại là một trong những yếu tố cần được chú trọng. Theo nghiên cứu, ánh sáng mặt trời làm tuyến yên của gà sản sinh hormone sinh sản. Để hình thành 1 quả trứng, con mái cần được chiếu sáng 14 giờ/ngày. Tuy nhiên, trên thực tế mặt trời chỉ chỉ chiếu sáng khoảng 12 giờ. Vì thế, ban đêm cần phải lắp thêm đèn chiếu sáng cho gà để bổ sung lượng ánh sáng còn thiếu.
Đến giai đoạn gà sinh sản thì vẫn tiếp tục duy trì thời gian chiếu sáng để gà phát dục và sinh sản được tốt hơn. Thông thường có thể duy trì chiếu sáng đến khoảng 10 giờ tối. Nên chọn ánh sáng từ bóng đèn dây tóc, đèn điện đỏ vì chúng có năng lượng tốt hơn cho gà Ai Cập so với những nguồn sáng trắng từ đèn huỳnh quang hay đèn compact.
Vấn đề chăm sóc sức khỏe
Bên cạnh yếu tố dinh dưỡng và chuồng trại, người chăn nuôi cũng cần chú ý phòng bệnh tốt cho gà Ai Cập. Giữ chuồng luôn được khô ráo, sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại bằng các loại thuốc sát trùng theo định kỳ. Đặc biệt lưu ý vấn đề chủng ngừa vacxin cho gà đầy đủ theo lịch.
Ở giai đoạn gà dò, hậu bị (10 – 21 tuần tuổi) nên đảm bảo cho đàn giống khỏe, đồng đều. Mật độ nuôi tốt nhất là 7 -8 con/m2. Không nên thả gà ra vườn vào những ngày mưa ẩm, nhiệt độ quá thấp vì dễ làm gà phát bệnh. Lưu ý ở thời điểm này nên bấm mỏ của gà để tránh tình trạng chúng mổ nhau, xây xát.
Các câu hỏi khác
Trứng gà Ai Cập màu gì?
Trứng gà Ai Cập có màu trắng hồng nhạt, trọng lượng trung bình khoảng 42 – 44 gam. Vỏ trứng dày, dễ vận chuyển đi xa. Trứng rất ngon, mặc dù nhỏ nhưng có tỷ lệ lòng đỏ cao, chiếm khoảng 34% nên rất nhiều chất dinh dưỡng.
Gà Ai Cập có chịu lạnh không?
Gà Ai Cập dễ nuôi, chịu kham khổ tốt, thích hợp với mọi thời tiết, kể cả nóng và lạnh nên rất thích hợp nuôi tại nhiều địa phương của Việt Nam.
Gà Ai Cập sở hữu nhiều ưu điểm như dễ chăm sóc, sức đề kháng cao, tốn ít thức ăn, sản lượng và chất lượng trứng cao nên mang lại hiệu quả kinh tế ngoài mong đợi. Vậy nên, trong tương lai mô hình chăn nuôi gà Ai Cập chắc chắn sẽ còn được phát triển và mở rộng hơn nữa.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp